Vũ khí chống vệ tinh đang trở thành một hiện thực mới, và cần phải chú ý đến điều đó khi lập kế hoạch hoạt động quân sự. Thiếu tướng Armagno đã nhấn mạnh rằng, ở đây nói về mối nguy cơ đe dọa tất cả các vệ tinh của Mỹ, không chỉ quỹ đạo thấp mà còn quỹ đạo địa tĩnh (GEO).
Đáng tiếc, các vệ tinh hiện đại gần như không có khả năng phòng chống tên lửa đánh chặn được phóng từ mặt đất. Có lẽ trong tương lai các vệ tinh sẽ được trang bị những hệ thống bảo vệ khỏi các cuộc tấn công tên lửa, nhưng, để có như vậy phải tăng mạnh công suất động cơ dành cho vệ tinh.
Chính bởi vậy quân đội Mỹ đưa những sửa đổi vào chương trình huấn luyện chiến đấu. Họ bắt đầu chuẩn bị các quân nhân làm việc "theo kiểu cũ", tức là, làm việc trong điều kiện khi không có các hệ thống định vị vệ tinh, và nhiều loại máy bay không người lái và vũ khí chính xác được điều khiển bởi tín hiệu GPS trở thành vô dụng.
Việc trang bị hệ thống mới theo dõi không gian vũ trụ cho lực lượng vũ trang Mỹ không giải quyết được vấn đề này. Nga cũng sở hữu một hệ thống giám sát không gian quang điện tử tương tự. Hệ thống "Okno-M" trang bị các kính thiên văn tự động mạnh đặt trên căn cứ quân sự của Nga ở vùng núi Tajikistan. Với hệ thống này có thể thấy rõ mọi đối tượng trong không gian và giám sát chúng, đánh giá tính năng và tình trạng của các đối tượng đó, chứng minh vụ tấn công của đối phương vào vệ tinh, nếu vệ tinh đột ngột ngừng hoạt động. Nhưng, hệ thống này không thể bảo vệ các vệ tinh.
Cần phải chấp nhận thực tế là Mỹ, Nga, Trung Quốc, và trong triển vọng dài hạn cả Ấn Độ và có lẽ Iran sẽ sở hữu những loại vũ khí chống vệ tinh. Làm thế nào để đối phó với nguy cơ này? Ví dụ, Trung Quốc đang phát triển loại tên lửa đẩy tương đối đơn giản và rẻ tiền trên cơ sở tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ bệ phóng di động. Có lẽ, Bắc Kinh muốn có khả năng rất nhanh chóng phóng lên quỹ đạo những vệ tinh mới thay cho các vệ tinh bị đối phương tiêu diệt. Nga cũng đã thực hiện các đợt phóng vệ tinh có sử dụng tên lửa đạn đạo cải tiến được phóng từ mặt đất và từ tàu ngầm.
Bây giờ vũ khí chống vệ tinh là rất đắt tiền, số lượng phương tiện mang vệ tinh vẫn bị hạn chế. Nhưng, trong tương lai tình hình có thể thay đổi. Rõ ràng là, trong một cuộc xung đột quân sự, lợi thế sẽ thuộc về những ai có khả năng rất nhanh chóng phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Ít nhất để thay thế các vệ tinh đã ngừng hoạt động. Để thực hiện nhiệm vụ này phải có ngành công nghiệp tên lửa vũ trụ mạnh hơn so với đối phương.