Khối Bắc Đại Tây Dương nêu "các sự kiện" để vạch trần quan niệm sai lầm về ý đồ cơ bản của liên minh.
Tờ báo Đức "Die Welt" giới thiệu một tài liệu từ trang web của NATO.
"Câu chuyện bịa đặt" đầu tiên (do Nga truyền bá — Ed.) là quan điểm cho rằng, Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã hoàn thành sứ mệnh của mình sau khi kết thúc "chiến tranh lạnh". Theo các tác giả của tài liệu này, cả ngày nay, chủ yếu do các hành động của Nga (tất nhiên do lỗi củaNga, không thể nào do lỗi của Mỹ —. Ed) thế giới trở nên nguy hiểm hơn nhiều. Vì vậy, vai trò của liên minh trên thế giới là quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo "câu chuyện bịa đặt" thứ hai, NATO đang tìm cách bao vây Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia của liên minh khẳng định rằng, chỉ có ba chiến dịch bên ngoài lãnh thổ của liên minh đang diễn ra với sự tham gia của NATO, trong khi đó Nga "đang gia tăng tiềm lực quân sự trên biên giới phía Tây", bằng cách này chính Nga đang bao vây các nước đồng minh trong NATO.
Khi phân tích "câu chuyện bịa đặt" thứ ba của Maxcơva, trong đó nói rằng, NATO đã vi phạm các thỏa thuận hiện có với Nga, các tác giả khẳng định rằng, trên thực tế tình hình là hoàn toàn khác hẳn. Các tiểu đoàn NATO ở các nước vùng Baltic và Ba Lan không thể được coi là "lực lượng đáng kể" nếu so sánh với các đơn vị quân đội Nga dường như đã được bố trí ở Gruzia, Ukraina và Moldova" (như được biết, NATO không công nhận nền độc lập của Nam Ossetia, Abkhazia và Transnistria/Pridnestrovie, đặc biệt không công nhận hai nước Cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk, vì vậy trong tài liệu đó nói về Gruzia, Ukraina và Moldova.-Ed.)
Khi nói về"câu chuyện bịa đặt" thứ tư các tác giả viết về bản tuyên bố của Maxcơva nói rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm chống lại Nga. Phản biện của NATO: liên minh không có khả năng phòng chống các tên lửa liên lục địa của Nga, và việc xây dựng lá chắn tên lửa, theo ý kiến của NATO, là để bảo vệ người dân (bảo vệ khỏi tên lửa của ai? Tên lửa Iran?— Ed).
Theo các tác giả, "câu chuyện bịa đặt" thứ năm là NATO đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Nga. Đáp trả điều này NATO tuyên bố rằng, khối Bắc Đại Tây Dương không tìm kiếm sự đối đầu với Maxcơva, và kế hoạch triển khai quân đội NATO ở Đông Âu là để đáp ứng một cách có hiệu quả đối với "những thay đổi trong lĩnh vực an ninh" có liên quan trực tiếp đến các hành động của Nga.
Theo nhà chính trị học quân sự Andrey Koshkin, NATO đang sử dụng các công nghệ cũ trong cuộc chiến tranh thông tin:
"Họ xuyên tạc các sự kiện. NATO tìm cách dọa dẫm người châu Âu đồng thơi cố gắng làm lệch lạc nhận thức của người Nga. Chính bởi vậy họ xuyên tạc các sự kiện để có lợi cho họ. Nhưng, trên thực tế, y như trong cơn điên dại họ quả quyết rằng, "Nga là kẻ xâm lược". Đây là một công nghệ của chiến tranh thông tin hiện đại: cần phải thường xuyên ném củi vào đống lửa — tức là truyền bá "sự thật" của mình. Nếu không thì không thể giành phần thắng trong cuộc đối đầu thông tin. Họ nói, NATO không có ý định bao vây Nga bằng các căn cứ quân sự. Thế thì họ có thể nói gì về chiến lược "Vòng Anaconda" do Zbigniew Brzezinski từng đề xuất đang được thực hiện với sự tham gia tích cực các nước NATO? Tại sao họ giữ im lặng về khu vực Trung Đông, mà họ đã và đang gây mất ổn định, biến khu vực này thành một ổ khủng bố quốc tế đang gây khó khăn cho chính bản thân họ? Họ không quan tâm đến các sự kiện đó mà chỉ nhắc đi nhắc lại rằng, "Nga là kẻ xâm lược". Chuyên gia Andrey Koshkin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Trong khi NATO đang thực thi một chính sách như vậy, không thể nói về việc tái lập quan hệ giữa Nga và liên minh. Chuyên gia Nga cho biết:
"Vào những năm 1990, khi nước Nga còn yếu, họ đã gọi chúng tôi là bên đối tác. Nhưng, ngay sau khi Nga lại trở thành một nước tự chủ và bắt đầu thực thi chiến lực được cân nhắc thận trọng trong chính sách đối ngoại, thì ngay lập tức NATO và Hoa Kỳ bắt đầu cáo buộc Nga đang "gây hấn". Bây giờ đối với họ chúng tôi không còn là một đối tác mà là một đối thủ hành động rất cứng rắn".