Theo nguồn tin, hồi tháng Mười, chính phủ đã yêu cầu xem xét lại kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân, vì trong hoàn cảnh hiện nay, bảo đảm đủ nguồn vốn cho các dự án này sẽ "vô cùng khó khăn".
Phù hợp với chiến lược phát triển ngành năng lượng điện cho giai đoạn đến năm 2030, Hà Nội dự định với sự giúp đỡ của các đối tác nước ngoài sẽ xây dựng và đưa vào hoạt động 13 đơn vị điện hạt nhân với tổng công suất 15 tỷ Gw. Các nhà máy điện hạt nhân sẽ cung cấp 10% tổng điện năng sản xuất trong nước.
Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của đất nước dự kiến đặt tại tỉnh Ninh Thuận, đối tác của Việt Nam sẽ là công ty nhà nước "Rosatom", sử dụng các công nghệ tiên tiến của Nga và Matxcơva sẽ cung cấp nguồn tài chính cho vay ưu đãi. Trước đây người ta cho rằng việc xây dựng sẽ bắt đầu vào năm 2014, và đến năm 2020 dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, thời hạn đã được chính phủ Việt Nam lùi lại sau thảm kịch nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản "Fukushima-1". Đã quyết định, cùng với hỗ trợ của các chuyên gia Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cần nghiên cứu đánh giá thêm những rủi ro môi trường tiềm ẩn của các nhà máy điện hạt nhân.
Theo kế hoạch,Nhật Bản sẽ tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai cũng ở tỉnh Ninh Thuận.