"Hóa ra là toàn bộ kỹ nghệ Mỹ, bao gồm các cuộc thăm dò trước bầu cử, công nghệ chính trị, tiếp thị…..hoàn toàn không làm việc. Từ quan điểm của người đứng ngoài quan sát, chúng ta có thể nói đó là cả một vấn đề. Mặt khác, đó là một vấn đề lớn đối với Mỹ, có thể nói, đối với tầng lớp chính trị. Hóa ra là các nhà lãnh đạo không hiểu biết gì về người dân của họ, hoặc nói cách khác là họ thiếu các phương tiện công cụ để nắm bắt hiểu biết xã hội của họ. Đó là: chính trị gia muốn biết những gì cử tri đang suy nghĩ, nhưng mà những công cụ để làm điều đó lại không có", — chuyên viên Pakhomov nói với phóng viên Sputnik.
Theo ông, thời điểm này cho thấy vấn đề rất lớn: sự hiểu biết về chính mình của người Mỹ, nhận thức về đất nước họ và tầng lớp chính trị của họ.
Như ý kiến của chuyên gia, nhiều người Mỹ chỉ đơn giản là không muốn hoặc ngại nói rằng: họ ủng hộ Trump. Bất chấp những lời hùng biện đại chúng của tầng lớp tinh hoa ủng hộ Clinton, phần đông cử tri bình thường vẫn bỏ phiếu theo cách khác.
Bầu cử tổng thống được tổ chức tại Mỹ vào ngày 08 tháng 11 theo một hệ thống gồm hai giai đoạn. Trước tiên, diễn ra bỏ phiếu toàn dân ở 50 tiểu bang riêng rẽ. Người chiến thắng trong mỗi tiểu bang có tất cả các phiếu đại cử tri, số lượng bằng với số vùng theo cuộc bầu cử vào Quốc hội. Đại cử tri bỏ phiếu cho một ứng cử viên tổng thống chính thức vào ngày 19 tháng 12, còn Quốc hội phê duyệt kết quả của cuộc bỏ phiếu vào ngày 06 tháng 1 năm 2017. Tân Tổng thống mới đắc cử sẽ nhậm chức tại lễ tuyên thệ vào ngày 20 tháng 1.