Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Francois Hollande "ít nhất đã bốn lần đã ra lệnh giết người một cách cố ý" đối với các chiến binh thánh chiến, các nhà báo Dave Gerard (Gérard Davet) và Fabrice Lom (Fabrice Lhomme) khẳng định khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình BFMTV. Cuộc phỏng vấn này đã gây ra rất nhiều tranh cãi: nhiều người nói về sự vi phạm bí mật quân sự, một số khác nêu vấn đề miễn nhiệm tổng thống.
Tuy nhiên, có một khía cạnh chưa được thảo luận liên quan đến người đứng đầu nhà nước và tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp: đó là tội phạm chiến tranh. Luật sư Gilles Devers dự định nộp đơn khiếu kiện lên văn phòng công tố Paris:
"Có những định nghĩa rõ ràng trong luật pháp nước nhà và quốc tế. Trong tình huống chiến tranh, trừ khi người đó ở vị trí Combatant (từ tiếng Pháp — chiến đấu — chỉ người trực tiếp tham chiến trong lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột vũ trang quốc tế và có tư cách pháp lý đặc biệt), ngoài ra được gọi là giết người. Định nghĩa này được xây dựng từ lâu, có trong các nguồn luật pháp quốc tế xuất sắc nhất, đó cũng là Quy định của Tòa án Hình sự Quốc tế mà Pháp đã phê chuẩn. Khía cạnh thứ hai — đó là bản án tử hình dành cho một người mà không cho anh ta cơ hội để tự bào chữa thông qua quá trình luật pháp, bởi vì chúng ta quyết định kết liễu cuộc sống của một người mà chỉ dựa vào cơ sở dữ liệu máy tính".
Người ta cho rằng vụ tiêu diệt thủ lĩnh nhóm phiến quân Somali "Al-Shabab" Ahmed Godane năm 2014 là sự hợp tác giữa François Hollande và Washington. Theo nguồn tin trong điện Elysee, "Pháp và Tổng thống nước Cộng hòa ủng hộ việc hợp tác trong lĩnh vực tình báo và tương tác." Theo tuần báo «Le Point», lệnh này được Tổng thống Pháp đưa ra.