Trong khi đó, theo tin tức của tờ báo, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đang cân nhắc ứng viên 57 tuổi Michael Rogers vào vị trí người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc gia thay thế ông Clapper. Có tin loan ra rằng, Michael Rogers đã không thông báo cấp trên mà đi thẳng đến New York để gặp ông Donald Trump. Chính những cuộc thảo luận này là nguyên nhân dẫn đến đấu đá nội bộ ở cấp cao nhất trong chính phủ Hoa Kỳ, như nhà khoa học chính trị Nga, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử và Chính trị thuộc Đại học sư phạm quốc gia Matxcơva Vladimir Shapovalov nói với "Sputnik":
"Một lý do chính là "cuộc đàm phán riêng rẽ " giữa Michael Rogers với Tân Tổng thống Donald Trump vào ngày 17 tháng 11. Trong tình huống này, việc sa thải có thể của Rogers nhìn giống như kiểu " trả thù kẻ đào tẩu" từ phía đội ngũ của ông Obama".
Trong khi đó, khuyến nghị cách chức giám đốc NSA đang tại vị là một tín hiệu gửi tới các thành viên khác trong đội ngũ cộng sự của ông Obama, những người có khả năng trở thành thành viên mới trong đội ngũ của Tân Tổng thống Donald Trump:
"NSA — là cơ quan quan trọng đảm nhiệm các vấn đề an ninh quốc gia. Ở đó đòi hỏi không chỉ tính kế tục, mà về bản chất, cần có cả tính phi đảng phái. Tuy nhiên, phe phái của ông Obama cảm nhận chiến thắng của ứng viên Trump và Đảng Dân chủ nói chung như là một tấn bi kịch chính trị đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, họ củng cố thái độ tiêu cực đối với những người sẵn sàng sung vào đội ngũ của Tân Tổng thống Trump. Chắc chắn, Tổng thống đắc cử có tiếng nói chung với người đứng đầu của NSA. Nhưng khác biệt nghiêm trọng đang tồn tại giữa ông Trump với đảng Dân chủ và Tổng thống hiện tại Obama dẫn đến thực tế là bất kỳ mọi tiếp xúc liên lạc giữa đại diện của chính quyền Tổng thống hiện tại với ông Trump sẽ bị đội ngũ của ông Obama coi là sự phản bội ", — ông Vladimir Shapovalov cho ý kiến.