Một kết quả khác nữa là bộc lộ những mâu thuẫn đối nghịch nghiêm trọng trong lòng xã hội Mỹ. Sau đây là bình luận của Sputnik.
Suốt thời gian dài báo giới phương Tây có tham vọng độc chiếm vai trò xã hội hoàn toàn đặc biệt. Các phóng viên cố gắng thuyết phục cộng đồng rằng họ là "quyền lực thứ tư", là chiến sĩ dùng ngòi bút bảo vệ quyền lợi của công dân trước Nhà nước, là những hậu vệ đích thực của chủ nghĩa đa nguyên quan điểm trong xã hội hiện đại. Trên thực tế, các phương tiện thông tin chính thức của phương Tây đều khăng khăng nhấn mạnh tính khách quan và tiên liệu được của mình, thì từ lâu cơ bản lại chỉ tuyên truyền trong đại chúng thứ quan điểm một chiều là tự do cánh tả. Còn những đồng nghiệp nước ngoài, dám phá vỡ độc quyền của phương Tây về thông tin và trình bày một góc nhìn khác về các sự kiện thế giới (thí dụ như đài Sputnik và kênh truyền hình RT (Russia Today), hoặc kênh Press-TV của Iran) — thì lập tức đã và đang bị người ta cáo buộc là thiên vị và tuyên truyền định kiến.
Trong quá trình chiến dịch tranh cử Tổng thống gần đây tại Hoa Kỳ, các phương tiện truyền thông Mỹ — cái loa phát ngôn của chủ nghĩa tự do — đã cố gắng hết sức để nhấn chìm ứng viên từ đảng Cộng hòa Donald Trump. Phục vụ cho mục đích này, các nhà báo "vô tư" của truyền thông đa phương tiện chính thống đã sử dụng tất cả mọi thứ theo nghĩa đen để mô tả Trump như là nhân vật đáng bị ruồng bỏ mà bất cứ người đàng hoàng nào cũng không nên dành lá phiếu tín nhiệm, cũng như bóp méo thông tin về chiến dịch, hạ thấp dữ liệu thực tế về độ tin cậy và được ưa thích của ông ta. Cách này hay cách khác những tuyên bố bất cẩn, thô thiển nhưng thực chất vô hại của Donald Trump đã bị thiên hạ chú mục nhiều hơn so với các quan chức bị nghi vấn về hành vi công vụ sai trái nghiêm trọng, như của đối thủ là bà Hillary Clinton.
Trước ngưỡng bầu cử, các phương tiện truyền thông có vẻ đã thuyết phục được đa số (và không chỉ ở ngay nước Mỹ) rằng tình hình Trump thật vô vọng. Chính vì thế thành công của ông ta đã là cả một sự bất ngờ. Nhưng các phương tiện truyền thông tự do của nước Mỹ phải chịu phần trách nhiệm đáng kể về những cuộc bạo động đường phố, nổ ra ngay sau khi công bố kết quả bầu cử.
Bây giờ, khi đã rõ ràng ai trở thành vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, các phương tiện truyền thông tự do lại chuyển hướng công kích. Họ quảng bá thông tin rằng Trump (người thậm chí còn chưa nhậm chức) đang dẫn đất nước tới thảm họa, rằng ông ta có thể là nguyên nhân gây ra cuộc Thế chiến III v.v… Đáng tiếc là bây giờ cuối cùng tất cả đã rõ, cái gì đứng đằng sau những tuyên ngôn om sòm về sự vô tư và khách quan của báo chí.
Cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ có một kết quả khác nghiêm trọng hơn. Xã hội Mỹ thực sự bị phân chia thành hai phần. Một nửa tuân thủ những giá trị truyền thống — tôn giáo, gia đình truyền thống, tự do, sở hữu cá nhân, thậm chí quyền với vũ khí, đã được quy nhận trong sửa đổi thứ hai của Hiến pháp Mỹ. Đó là nước Mỹ kiểu cũ, gia trưởng, một nước Mỹ cào bằng lợi ích mà Donald Trump đã trưởng thành.
Nửa còn lại là nước Mỹ đô thị, ủng hộ chương trình nghị sự tự do tả khuynh, ca tụng những tiêu chuẩn đã trở thành thống trị trong thế giới hôm nay — quyền của "thiểu số tình dục", chủ nghĩa khoái lạc sống chỉ để tận hưởng và xã hội tiêu dùng trên hết. Ngay cả thành tố quan trọng kinh điển đối với xã hội Mỹ như tôn giáo cũng đang chịu xói mòn, bị thay thế bởi chủ nghĩa vô thần hư ảo hay là những lý giải quá tự do về những tín điều tôn giáo.
Hai tuyến thái cực như vậy thực sự là hai xã hội khác biệt và không có điểm tiếp xúc chung. Kinh nghiệm của các thế kỷ XIX — XX cho thấy rằng những mâu thuẫn gay gắt về thế giới quan thường dẫn đến bùng nổ và xung đột trong xã hội. Đó là lời tiên tri đáng báo động đối với Hoa Kỳ. Hai xã hội mà hiện nay đang tồn tại bên trong biên giới Hoa Kỳ, không có giá trị nào chung và ngày càng di chuyển gần hơn tới mốc xung đột, mà có thể phát triển thành giai đoạn nóng bức xúc.
Trong bài phát biểu trước bầu cử, Donald Trump tất nhiên hứa hẹn sẽ trở thành vị Tổng thống của toàn thể người Mỹ. Nhưng những ai đã bỏ phiếu chống ông ta hẳn không sẵn sàng công nhận Trump ở vị thế này. Điều đó thể hiện rõ qua những cuộc biểu tình phản đối bùng lên lập tức sau bầu cử và đã phát triển thành bạo loạn. Đó cũng có thể là luồng gió xoáy đầu tiên báo hiệu cơn bão dữ đang đến gần.
Dù thế này hay thế khác, nhưng sự xuất hiện trong Nhà Trắng của nhân vật như Donald Trump ắt sẽ mở ra một kỷ nguyên mới không chỉ với nước Mỹ mà với cả thế giới. Sẽ là kỷ nguyên như thế nào, thì chúng ta sắp biết nay mai.