Điều này có thể giải thích tại sao rượu hiếm khi dẫn đến béo phì, mặc dù ethanol có hàm lượng calo cao, theo một bài báo được công bố trên tạp chí Pharmacology, Biochemistry and Behavior.
Ngoại lệ ở đây là những người yêu thích bia, thường nhanh chóng có "bụng bia" và tích trữ mỡ ở các bộ phận cơ thể khác.
Nhà khoa học Nu Chu Liang ở Đại học Illinois tại Urbana (Mỹ) và các đồng nghiệp của bà đã quan sát hành vi của ba chục con chuột, chúng được lựa chọn đơn giản — uống nước lọc hoặc "vodka chuột", một loại dung dịch 20% hoặc 30% cồn và muối, số lượng tiếp cận không bị giới hạn.
Sau một thời gian, hầu hết những con chuột đều uống rượu và chỉ uống rượu thay cho nước. Đồng thời số lượng thực phẩm chúng ăn giảm song song với khối lượng "vodka" ngày càng tăng của mà chúng uống mỗi ngày.
Theo các nhà khoa học, kết quả này cho thấy rằng trung tâm não bộ và cảm giác no và đói coi rượu và tất cả các hình thức của rượu là một loại thức ăn.