Điều gì khiến tôi viết về tham nhũng ở Việt Nam…

© Sputnik / Michail Kutuzov / Chuyển đến kho ảnhNhà kinh doanh bỏ tiền vào túi
Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Gần đây, trên tờ "Pravda" công bố bài viết của quan sát viên đài Sputnik Piotr Tsvetov nói về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam.

Như chính tác giả cho biết, đã có không ít người hỏi ông — vì sao lại chọn viết về đề tài này, chẳng lẽ không có sự kiện nào hay ho và quan trọng hơn trong đời sống Việt Nam hôm nay?

Có thể không ít những đề tài, sự kiện thú vị, nhưng lẽ nào cuộc đấu tranh chống tham nhũng lại là không đáng quan tâm? Đáng tiếc rằng ở bất kỳ quốc gia nào chúng ta đều thấy cái ác này: khi thì để xây dựng công trình nào đó người ta phải hối lộ quan chức, hoặc không đưa tiền mà tặng ông ta và gia đình chuyến du ngoạn nghỉ ngơi ở một đất nước xa xôi, trả tiền học phí cho các cô chiêu cậu ấm con quan trong những trường đắt giá và danh tiếng, hoặc khi ông sếp lớn bố trí con cái vừa rời nhà trường vào vị trí quản lý với mức lương khủng. Như vậy là xấu xa cả về  mặt đạo đức lẫn bình diện kinh tế. Thứ nhất, làm băng hoại niềm tin vào bộ máy chính quyền  đang do các quan chức nắm, và thứ hai, một phần đáng kể sản phẩm lao động trong nước không rót vào phục vụ sự tăng trưởng phúc lợi của đại đa số công dân, mà chỉ làm giàu cho thiểu số quan chức.

Báo Pravda - Sputnik Việt Nam
Hãy đọc báo "Pravda"! Trong đó nói tất cả mọi sự thật!

Chúng ta thấy những điều như vậy cả ở Nga và Việt Nam. Thêm nữa là có từ lâu và vẫn diễn ra trong thời gian dài. Một số nhà sử học khẳng định rằng hối lộ ở xứ Nga xuất hiện ngay từ thời đất nước còn dưới ách cai trị Mongol-Tatar (thế kỷ 13), khi các bá tước Nga lục tục mang tiền bạc và quà tặng đến dâng lên Hãn vương của Orda Vàng để mong được quyền quản lý vùng lãnh thổ này hay địa bàn khác. Còn ở Việt Nam hơn 500 năm trước đây, vào năm 1510, ông Lương Đắc Bằng được bổ nhiệm chức Tả Thị lang Bộ Lại đã gửi bản kiến nghị lên Hoàng đế, nêu đề xuất tái thiết đất nước. Một trong những điểm chính của đề xuất đó là cấm ăn của đút. Như vậy có thể thấy từ bao lâu rồi những con người trung thực cố gắng diệt trừ nạn tham nhũng hối lộ!

Quan sát viên Piotr Tsvetov cho rằng chiến dịch đấu tranh chống hối lộ ở Việt Nam có lẽ là kiên quyết  và triệt để nhất. Về vấn đề này, Việt Nam đang dẫn trước Nga, và trong bài viết trên tờ "Pravda" tác giả Tsvetov muốn lưu ý các đồng bào của ông rằng đối mặt với cái ác này cần đấu tranh mạnh mẽ hơn, nhất là trong lĩnh vực mà Nga và Việt Nam có lẽ không ít điểm tương đồng…

Chẳng hạn, hiện tượng ở Việt Nam thu hút sự chú ý của quan sát viên là hiện tượng gia đình trị. Ở Nga cũng vậy, chúng ta biết nhiều trường hợp khi con em của các Bộ trưởng hay Thống đốc đương quyền được trao những chức vụ không phù hợp với kinh nghiệm công tác cũng như trình độ kiến ​​thức non nớt ít ỏi của họ, nhưng lại là nguồn đảm bảo cung cấp siêu lợi nhuận. Và ở Nga cũng như ở Việt Nam cho đến gần đây, khi một vị quan chức rời nhiệm sở, ông ta có thể gần như chắc chắn rằng sẽ không lo bị ai trừng phạt vì những tội lỗi mà ông ta đã phạm khi còn giữ ghế lãnh đạo và lạm dụng quyền lực.

Cũng đáng chú ý khi ở Việt Nam nêu ý tưởng  tăng cường chức năng kiểm tra của Quốc hội trong công tác phòng chống tội phạm kinh tế.

Để cho công bằng cũng phải nói rằng ở Nga đang có những khởi động ​​hay, hướng tới mục tiêu chống tham nhũng và lãng phí. Ví dụ, công chức bị cấm nhận quà cáp trong các ngày lễ và trong thời gian chuyến thăm nước ngoài. Còn tân Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin đã lệnh cấm tiệc tùng vào Năm Mới, mà theo truyền thống các nghị sĩ thường ưa tập hợp linh đình.

Thế còn sự kiện nổi bật như vụ bắt giữ về tội ăn hối lộ với vị Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga Alexei Ulyukayev thì sao? Vụ này nói lên điều gì?  Rằng ở Nga pháp luật là thượng tôn và áp dụng với cả những quan chức cấp cao nhất.

Tuy nhiên, quan sát viên Piotr Tsvetov không dám chắc rằng nạn tham nhũng hối lộ sẽ một sớm một chiều biến mất ở Nga và Việt Nam. Cần ban hành những đạo luật nghiêm khắc hơn nữa và lường hết mọi thủ đoạn tiềm ẩn của những đối tượng không trung thực. Và việc sử dụng kinh nghiệm của những nước khác trong vấn đề này có thể mang ý nghĩa tác dụng rất lớn.

 

 

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала