Những hậu quả có thể của sự hợp tác như vậy được chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov chỉ ra trong bình luận của ông dành riêng cho Sputnik.
"Các lĩnh vực tương tác được ưu tiên giữa Nhật Bản và ASEAN liên quan tới mục tiêu củng cố pháp quyền và an ninh hàng hải trong khu vực. Ngoài ra, nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết, một trong những hướng hợp tác quan trọng sẽ là tăng cường tiềm lực của ASEAN để "đối phó với những thách thức khác nhau."
Tôi xin nhắc là vào năm 1977, ngay sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần đầu tiên, Thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukuda đã đề ra chủ trương Nhật Bản phát triển quan hệ tích cực với các nước ĐNA. Tuy nhiên, vai trò đối tác an ninh của Tokyo với các nước ASEAN chỉ đặc biệt tăng vào những năm gần đây, đặc biệt sau khi ông Shinzo Abe trở lại nắm quyền năm 2012. Thủ tướng Nhật Bản đã đẩy mạnh khái niệm "gìn giữ hòa bình chủ động", hàm ý một chính sách an ninh độc lập và quyết đoán hơn ở châu Á.
Tầm nhìn Vientiane đã đẩy lên hàng đầu sự hợp tác của Nhật Bản và ASEAN trong lĩnh vực an ninh. Các động thái kích hoạt xu hướng này đã trở nên rõ nét kể từ năm qua, khi Nhật Bản đồng ý cung cấp mười tàu tuần tra cho Philippines và sáu tàu cho Việt Nam. Thoạt nhìn thì có vẻ các đề nghị của Nhật Bản chủ yếu dựa vào nhu cầu từ các nước trong khu vực. Bộ trưởng Inada đã phát biểu nêu lên chỗ dựa vào "vai trò trung tâm của ASEAN" và nhấn mạnh rằng, các nước trong khối sẽ đặt ra chương trình nghị sự — từ luật biển đến phá hủy các vật liệu nổ còn sót lại.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các hoạt động tích cực của Nhật Bản đối với ASEAN có thể được Bắc Kinh thận trọng tiếp nhận như một mối đe dọa mới về an ninh. Than ôi, hình ảnh Nhật Bản như người kế tục các chính sách của Mỹ ở châu Á là rất ghê gớm (cho Trung Quốc cũng như cho Nga). Một điều không thể bỏ qua là những kinh nghiệm lịch sử đã từng có.
Nói cách khác, đề xuất phòng thủ mới của Tokyo chắc chắn sẽ ném thêm củi vào lò lửa mâu thuẫn đang âm ỉ cháy ở Đông Nam Á.