Năng lượng hạt nhân - tương lai của nhân loại. Việt Nam không phải là một ngoại lệ

© Flickr / Peretz PartenskyNhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quyết định dừng chương trình quốc gia Việt Nam về điện hạt nhân đã trở thành hiện thực, nhưng đó là thực tế tạm thời, - như nhóm chuyên gia của tập đoàn nhà nước Nga "Rosatom", cơ quan phát triển dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh thuận, dự đoán.

Phó Giám đốc Công ty thủy điện Trị An Nguyễn Giới cũng chia sẻ quan điểm ​​của chuyên gia Nga. Hơn nữa, lập luận của ông rất thú vị, vì ở Việt Nam, thủy điện, sóng đôi cùng nhiệt điện được coi là giải pháp lựa chọn quan trọng so với điện hạt nhân.

nhiệt điện than - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đối mặt với những gì nếu từ bỏ chương trình hạt nhân?

Ông Nguyễn Giới viết:

Từ lâu, năng lượng hạt nhân đã trở thành nguồn phụ tải nền đáng tin cậy, không gây phát thải khí CO2 của trên 31 quốc gia và vùng lãnh thổ, với công suất trên 391.915 MWe từ 450 lò phản ứng năng lượng hạt nhân thương mại đang hoạt động. Các Nhà máy điện hạt nhân cung cấp hơn 11% sản lượng điện năng của thế giới một cách liên tục. Ngoài ra có khoảng 60 lò phản ứng đang được xây dựng sẽ đưa vào khai thác thương mại trong tương lai gần. Về mặt khoa học và công nghệ, có 56 quốc gia đang vận hành khoảng 240 lò phản ứng nghiên cứu. Đặc biệt hơn có 180 lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng cho khoảng 150 tàu và tàu ngầm. Đây là hướng ứng dụng triển vọng trong tương lai, khi con người muốn di chuyển vào khoảng không vũ trụ với vận tốc so sánh được với tốc độ tới hạn, gần bằng tốc độ ánh sáng.

Với Việt Nam, sự phát triển của đất nước đồng hành cùng với phát triển của các nguồn năng lượng. Cho đến thời điểm này (năm 2016) các nguồn thủy điện được khai thác gần mức tối đa (hơn 90%),  Các mỏ than không đủ để cung cấp cho các nhà máy điện chạy than, các mỏ khí đốt trên thềm lục địa đang khai thác thăm dò đắt đỏ, các dạng năng lượng khác chưa thực sự khả quan. Theo tỉ lệ trung bình của các nước phát triển có tỉ lệ nguồn năng lượng hạt nhân trên tổng nguồn là 11%, đến lúc này Việt Nam cần có 2 GWe trên Tổng Công suất nguồn 20GWe (số liệu 2015)

Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Tương lai Việt Nam – phụ thuộc vào điện hạt nhân
Nhu cầu cấp bách về bền vững năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng được đặt ra cho tăng trưởng kinh tế ổn định 6-7 % GDP hàng năm là nguồn điện phải đưa vào tăng hàng năm: 10-13% (hệ số dàn hồi 1.5-1.9), Vì vậy, đây là quan điểm cá nhân của tôi: rằng sớm hay muộn Việt Nam sẽ được yêu cầu để thay đổi quyết định dừng phát triển năng lượng hạt nhân và trở lại tập trung vào năng lượng hạt nhân để đáp ứng yêu cầu nhân lực cũng như từ việc bảo vệ cảnh quan môi trường. Chúng ta cần phải có một tầm nhìn chiến lược không chỉ cho 5 năm, mà được rải đều cho một thế kỷ tới, bên cạnh sự hỗ trợ của các quốc gia thân thiện đã sẵn lòng giúp đỡ ta vô tư.

Một ngày nào đó chúng ta nên thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng từ nguồn đất (than, dầu, nước và các nguồn gió) và sử dụng năng lượng được sản xuất bởi các nhà máy điện hạt nhân. Có lẽ đây là một lý do chính để chúng ta tiếp cận với việc sử dụng nguồn năng lượng vô tận này để phục vụ cho cuộc sống và sự tồn tại của mình cho ngày hôm nay và ngày mai, nhất là những đất nước có sự tăng trưởng nhanh về phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật như Việt Nam-Tổ quốc của tôi.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала