Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh của chúng tôi, khi đó được gọi là "Tiếng nói nước Nga", đại tướng Lê Đức Anh, khi đang giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam, đã tuyên bố:
"Tôi tin chắc rằng, bất kỳ người Việt Nam hiện diện ở Liên Xô vào thời điểm đó không thể đứng ngoài cuộc chiến thiêng liêng chống chủ nghĩa phát xít ".
Nhưng, tại sao việc làm sáng tỏ bao nhiêu người Việt Nam đã tham gia cuộc chiến chống phát xít là một nhiệm vụ khó khăn như vậy? Vấn đề là ở chỗ, tất cả những người này đã đến Matxcơva để nghiên cứu học tập sự nghiệp cách mạng. Các cơ quan an ninh của Pháp và Đông Dương thuộc Pháp đã truy tìm những người đó và thường xuyên theo dõi gia đình của họ ở quê hương. Họ không có khả năng trao đổi thư từ với nước ngoài. Ở Liên Xô, những người Việt Nam đã sống với hộ chiếu giả, tên họ theo kiểu Nga, Kazakhstan hoặc Kyrgyzstan, bởi vì vẻ ngoài giống đại diện vùng Trung Á của Liên Xô. Họ đã học tập và làm việc với hộ chiếu này, dưới các tên này họ đã gia nhập Hồng quân để chiếu đấu chống nước Đức Quốc Xã. Khi đó, trong cả nước Liên Xô, ngoài việc huy động dự bị, đã tuyển mộ chiến sĩ vào các đơn vị tình nguyện. Những người Việt Nam có thể phục vụ trong những đơn vị quân đội khác nhau.
Quá trình tìm kiếm đã kéo dài nhiều năm, trong đó có sự tham gia tích cực của các cựu chiến binh và nhân viên lão thành của Quốc tế cộng sản, các nhà sử học, các nhà hoạt động của Hội Hữu nghị với Việt Nam và tập thể của đài "Sputnik". Kết quả là danh tính của 7 chiến sĩ Hồng quân người Việt đã sáng tỏ. Sáu người trong số họ do Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi sang Matxcơva vào đầu những năm 30. Và sau khi bọn phát xít tấn công vào Liên Xô, họ đã tình nguyện gia nhập trung đoàn quốc tế, thuộc Lữ đoàn mô-tô cơ động đặc nhiệm (OMSBON) được thành lập trên địa bàn thủ đô Matxcơva.
Nước Đức Quốc xã đã tập trung gần hai triệu quân phát xít, hơn bốn ngàn khẩu súng, hai nghìn xe tăng, năm trăm máy bay ở ngoại ô Matxcơva. Hitler đã hướng tới quân đội Đức với những lời nói như sau: "Toàn bộ các thủ đô châu Âu đã cúi đầu trước chúng ta. Chỉ còn lại một Matxcơva. Hãy cho nó thấy sức mạnh của vũ khí Đức!". Hitler đã hùng hổ tuyên bố rằng, vào ngày 7 tháng 11, hắn sẽ đích thân chỉ huy cuộc duyệt binh của quân đội Quốc xã trên Quảng trường Đỏ, rồi sau đó sẽ ra lệnh đánh chìm Matxcơva trong biển nước để biến đô thị này thành một cái hồ lớn.
Lữ đoàn được phân công trấn giữ một khu vực bố phòng của thủ đô. Tuyến phía trước của hệ thống phòng thủ này đi qua ngôi làng Khimki thời đó, nay là khu đô thị hiện đại nằm trên nửa đường dẫn tới sân bay quốc tế Sheremetyevo. Tượng đài ghi công những người bảo vệ thủ đô là một công trình bê tông lớn tái hiện "hàng rào lông nhím chống tăng", được lập ra đúng ở chỗ các chiến sĩ OMSBON giữ trận địa bố phòng năm xưa. Hậu phương của khối trận địa bảo vệ tựa lưng vào tường thành của điện Kremlin. Các chiến sĩ đào hào trên tuyến đầu, tạo ra những bãi mìn, lập hàng rào lông nhím chống tăng, xây dựng hầm trú ẩn. Giả như đối phương vượt qua tuyến này xông vào Matxcơva, mỗi ngôi nhà trong khu vực bố phòng đều được chuẩn bị để chống giặc. Những người lính OMSBON trang bị bằng các ổ súng máy phục sẵn trên ban công và gác xép, rào chắn được dựng cả trên các đường phố.
Sáng ngày 7 tháng 11 trên Quảng trường Đỏ của thủ đô Matxcơva, thành phố mà bọn Hitler vẫn không chiếm được, đã tổ chức cuộc diễu binh. Tham gia cuộc duyệt binh có cả 6 chiến sĩ người Việt của lữ đoàn OMSBON. Khác với những cuộc duyệt binh thời bình, các chiến sĩ không về doanh trại mà đến tuyến phòng thủ phía trước chỉ vẻn vẹn 20 km.
Ngày 5 tháng 12 năm 1941, Hồng quân đã mở đầu cuộc phản công, lính Đức phải rút lui, rời xa khỏi thủ đô Nga xa về phía Tây. Tham gia chiến dịch này có 6 chiến sĩ người Việt của lữ đoàn OMSBON.
Dưới thời Xô viết, đến năm 1985 đã làm sáng tỏ danh tính của bốn người trong số họ. Đó là các chiến sĩ Vương Thúc Tình, Lý Anh Tạo, Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất. Vào dịp kỷ niệm 40 năm Chiến thắng, Nhà nước Liên Xô đã truy tặng họ Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất. Phần thưởng đã được trao cho các gia đình của họ. Sau khi Liên Xô tan rã và không còn truyền thống tặng huân huy chương Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, đã làm sáng tỏ danh tính của hai chiến sĩ Hồng quân người Việt: đó là Lý Văn Minh và Lý Chí Thông.
Trong số các chiến sĩ Việt Nam tham gia chiến đấu chống phát xít, người duy nhất còn sống sau Ngày Chiến thắng là ông Lý Phú San.
Vào năm 1985 ông cũng được truy tặng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất. Con gái của ông — chị Lê Thị Phượng đang sống và làm việc ở Matxcơva cho biết:
Năm 1956, ông Lý Phú San trở về Việt Nam, và đã qua đời năm 1980 thọ 80 tuổi. Mười hai năm sau, con gái của ông chuyển đến Matxcơva để cải thiện bằng tiếng Nga, mà tình yêu của cha cô thấm nhuần. Vận chuyển từ Hà Nội và cải táng hài cốt của cha mình tại một trong những nghĩa trang ở thủ đô Nga. Con trai của chị Lê Thị Phượng — Mikhail — cháu của chiến sĩ Hồng quân người Việt Lý Phú San là sinh viên của một trường đại học ở Matxcơva. Đối với gia đình này ngày 5 tháng 12 — ngày mở đầu cuộc phản công của Hồng quân ở ngoại ô Maxcơva và Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 đều là những ngày đáng ghi nhớ.