Khủng hoảng Rohingya giáng đòn vào sự thống nhất ASEAN?

© AP Photo / Khin Maung WinRohingya
Rohingya - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vòng xoáy bạo lực mới ở bang Rakhine (Arakan) của Myanmar, mà ở đó vẫn tiếp tục các cuộc đụng độ giữa những người theo Phật giáo (đa số dân cư trong nước), và những người Hồi giáo thuộc dân tộc thiểu số Rohingya không còn là một vấn đề nội bộ của Myanmar.

Vào ngày 4 tháng 12, khi phát biểu tại cuộc biểu tình lớn ở Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Najib Razak kêu gọi "ngăn chặn tội ác diệt chủng những người Hồi giáo" ở Myanmar. Do các cuộc biểu tình của những người Hồi giáo cực đoan ở Indonesia, lãnh tụ Myanmar  Aung San Suu Kyi buộc phải tạm hoãn chuyến viếng thăm Indonesia. Tình hình hiện nay có thể là một thách thức mới cho sự thống nhất của ASEAN. Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (Nga) Anton Tsvetov chỉ ra trong bình luận của ông dành riêng cho Sputnik.

Cuộc khủng hoảng đã bùng nổ vào ngày 9 tháng 10, sau khi các phần tử Hồi giáo cực đoan tấn công vào ba trạm kiểm soát biên giới của quân đội Myanmar gần thị trấn Maungdaw. Những kẻ tấn công chỉ có vũ khí thô sơ. Quân đội đã bắt đầu chiến dịch chống lại chúng, truy quét khu vực này. Hầu hết người dân ở vùng Rakhine là người Hồi giáo Rohingya (là dân nhập cư Bengal). Ở đất nước Phật giáo Myanmar  hầu hết mọi người coi Rohingya không phải là công dân mà là những người nhập cư bất hợp pháp từ nước láng giềng Bangladesh. Ở khu vực này thường xuyên xảy ra những hành vi bạo lực chống lại người Rohingya hoặc với sự tham gia của người Rohingya, kết quả là dòng người tị nạn sang các nước láng giềng. Song, lần này, nhiều nhà quan sát nước ngoài ghi nhận phản ứng cứng rắn chưa từng có từ phía quân đội.

Theo số liệu chính thức, trong cuộc đối đầu gần đây nhất giữa quân đội và quân nổi dậy ở Rakhine có 80 người thiệt mạng, 62 trong số đó là người Rohingya. Trong hai tháng qua khoảng 21 nghìn người Hồi giáo Rohingya đã trốn sang Bangladesh.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như các nhà hoạt động Hồi giáo ở các nước trong khu vực đều ghi nhận thái độ vô nhân đạo, theo quan điểm của họ, đối với những người Hồi giáo ở Myanmar. Nhóm chuyên  viên do cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đứng đầu đang  làm việc ở nước này, tuy nhiên, có lẽ họ không có khả năng nghiên cứu đầy đủ tình hình trong khu vực xung đột. Chính quyền Naypyidaw tuyên bố rằng, ở khu vực này đang tiến hành một chiến dịch bảo đảm an ninh, và bác bỏ tất cả các cáo buộc về hành vi vô nhân đạo.

Các nhà quan sát đặc biệt chú ý đến lập trưởng của Cố vấn  Nhà nước và trên thực tế là nhà lãnh đạo của đất nước — bà Aung San Suu Kyi. Phương Tây luôn coi bà Aung San Suu Kyi là một nhà lãnh đạo dân chủ và ca ngợi chiến thắng của bà ở cương vị lãnh đạo Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ trong cuộc bầu cử năm nay. Cộng đồng quốc tế xem xét  kết quả cuộc bầu cử là một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển giao quyền lực ở Myanmar từ chính quyền thân quân đội sang chính quyền dân sự. Tuy nhiên, trong vấn đề với người Rohingya, bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel, tiếp tục chính sách của các người tiền nhiệm, thậm chí không nói lên tên gọi của dân tộc này.

Khủng hoảng Rohingya là một vấn đề rất phức tạp, trước hết đối với bản thân nước Myanmar. Nhưng, tình hình hiện nay cũng có thể trở thành một thách thức mới đối với ASEAN. Không chỉ ông Najib Razak có phản ứng gay gắt trước chính sách của chính quyền Myanmar đối với nhóm thiểu số Hồi giáo. Tuần trước, nhà lãnh đạo Myanmar đã có kế hoạch viếng thăm Indonesia, nhưng, chuyến thăm của bà đã bị hủy bỏ do các cuộc biểu tình ở Jakarta và âm mưu đánh bom Đại sứ quán Myanmar.

Tất nhiên, chính phủ các nước Hồi giáo của ASEAN — Indonesia, Malaysia và Brunei — thật khó duy trì sự cân bằng giữa quan điểm của cử tri và nguyên tắc không can thiệp trong ASEAN. Biểu tình lớn chống Thống đốc Jakarta và việc Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây đã tham gia cuộc biểu tình của những người Hồi giáo cho thấy vai trò ngày càng tăng của nền chính trị Hồi giáo ít nhất ở đất nước này, và có lẽ trong toàn bộ khu vực. Trong bối cảnh này, các nhà lãnh đạo ASEAN nên cố gắng để vấn đề này không vượt ngoài tầm kiểm soát. Hôm thứ ba, tại Naypyidaw, bà Aung San Suu Kyi đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi về cuộc khủng hoảng Rohingya. Như dự kiến, ​​thời gian tới sẽ tiến hành cuộc tham vấn không chính thức của đại diện các nước ASEAN.

Nhân tiện xin nhắc lại rằng, Myanmar đã từng thách thức nguyên tắc không can thiệp trong ASEAN. Năm 2008, cơn bão Nargis đã để lại hậu quả nặng nề khi đổ bộ vào Myanmar. Đất nước phải đối mặt với thảm họa nhân đạo. Khi đó, Myanmar không có đủ sức đối phó với tình hình, nhưng, chính quyền quân sự đã làm trầm trọng thêm tình hình vì không chịu chấp nhận viện trợ quốc tế. Khi đó, ASEAN đã vi phạm nguyên tắc không can thiệp, đã gây áp lực lên chính quyền Myanmar, mặc dù đã phải mất vài tuần.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала