Thần nước Thủy Tinh xâm nhập mặn đe dọa vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long

© Flickr / Tom Ballardvựa lúa đồng bằng sông Cửu Long
vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thần nước Thủy Tinh có rất nhiều phương tiện để gây tổn hại cho đất Việt.

Trong đó có muối biển dẫn đến xâm nhập mặn, kết quả là giảm dần diện tích đất nông nghiệp. Vựa lúa lớn nhất của Việt Nam — đồng bằng sông Cửu Long — đang phải đối mặt với mối đe dọa này, — ông Andrey Kuznetsov, Tổng Giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga nói. Ông cho biết:

"Việt Nam đang rơi vào tình trạng khá phức tạp, nặng nề về mặt kinh tế. Do tác động của các đập thủy điện ở thượng lưu sông Mê Kông trên lãnh thổ Trung Quốc và Lào đang thay đổi chất lượng nguồn nước và dòng chảy, nước của sông Cửu Long đang bị suy giảm ở vùng đồng bằng trên lãnh thổ Việt Nam. Trước đây, hồ Tonle Sap của Campuchia đã tiếp nước từ sông Mê Kông vào mùa mưa. Khi đó đã có các khu rừng lớn ở đó. Nhưng bây giờ các khu rừng gần như biến mất, vì vậy hiện nay chế độ bay hơi là khác hoàn toàn. Dưới ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao, nước mưa bốc hơi không kịp chảy vào sông Mê Kông".

Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Chuyện thần thoại cổ tích trở thành sự thật: Thủy Tinh nổi giận với Việt Nam
Hai yếu tố nói trên: việc xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu và giảm lưu lượng nước từ lãnh thổ Campuchia đã dẫn đến thực tế rằng, lượng nước đổ về đồng bằng sông Cửu Long từ sông Mê Kông bị giảm, và hồ Tonle Sap trong mấy năm liền không có "mùa nước nổi". Mà trước đây chính hồ này là nguồn cung cấp nước cho vùng đồng bằng vào mùa khô. Hồ Tonle Sap đã là nguồn nước ngọt đẩy mặn khỏi hạ lưu. Nhưng bây giờ mực nước đại dương đang tăng, lượng lớn nước mặn leo lên vùng đồng bằng, và nguồn nước ngọt đang yếu đi. Theo số liệu của các chuyên gia Trung tâm Nhiệt đới, ở một số nơi nước mặn xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam ở khoảng cách 90 km. Nhiều vùng lãnh thổ bị nhiễm mặn và trở thành không thích hợp cho cây lúa. Và điều này đang xảy ra trong bối cảnh rất nhiều vùng đất trồng trọt bây giờ trở thành khu công nghiệp mới. Mối nguy cơ đang đe dọa vựa lúa lớn nhất của Việt Nam không phải là nguy cơ ảo mà có thật.

Có một ủy ban quốc tế về vấn đề này —  Uỷ hội sông Mê Công bao gồm các nước trong lưu vực sông Mê Kông. Nhưng, theo ý kiến ​​của ông Kuznetsov, Ủy hội này bị chính trị hóa quá mức vì thế vẫn chưa thể thông qua những giải pháp hợp lý. Việt Nam đã nói đúng rằng, các nước khác gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho nước này. Khu vực đồng bằng bị xâm nhập mặn, làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài cá, làm thay đổi nơi cư trú của cá đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, những cánh đồng lúa bị chết do mặn. Việt Nam chỉ có thể yêu cầu các nước láng giềng mở cửa đập thủy điện để có thêm nước, và điều này đang xảy ra. Song, nếu lượng nước sẽ không gia tăng — đó sẽ là thảm họa môi trường tại Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала