Song, theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến độc giả Sputnik-Việt Nam về các sự kiện quan trọng nhất, đó là việc bầu ban lãnh đạo mới của đất nước, thảm họa sinh thái do lỗi của nhà máy ngũ kim Formosa (Đài Loan) và quyết định hoãn phê chuẩn thỏa thuận TPP.
Ban lãnh đạo mới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Khoa Phương Đông- Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, cho biết.
"Ở Việt Nam đang mở rộng cuộc chiến chống tham nhũng, chứng tỏ về điều đó là một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng trong năm 2016. Điều này cho thấy thái độ có trách nhiệm của các cơ quan chính quyền tuân theo nguyên tắc. Một vấn đề lớn khác của đất nước là thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng. Chính phủ, công chúng và cộng đồng chuyên gia đều nhận thực được rằng, cần phải giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt. Thảm họa Formosa khi cá biển chết hàng loạt và khói mù độc hại bao trùm thành phố Hà Nội chỉ là một số biểu hiện của quá trình này. Vấn đề môi trường ảnh hưởng đến độ dài và chất lượng cuộc sống và công việc của người dân, và điều này dẫn đến việc suy giảm các chỉ số kinh tế".
Ban lãnh đạo Việt Nam đặt ra mục tiêu công nghiệp hóa đất nước đến năm 2020. Những chỉ số cao nhất thế giới về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây được tôn trọng ở nước ngoài, vì thế có thể tin rằng, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu này. Song, không được để sự phát triển sản xuất công nghiệp dẫn đến ô nhiễm không khí, môi trường đất, rừng và biển. Thiên nhiên là tài sản quý báu nhất của Việt Nam, nền tảng của ngành du lịch và ngành xuất khẩu nông sản. Các vấn đề môi trường chưa được giải quyết có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các lĩnh vực này của nền kinh tế. Do đó, khi thu hút đầu tư nước ngoài, chính quyền Việt Nam nên chú ý đến các công nghệ sạch về sinh thái.
Giáo sư Kolotov nói tiếp, người Việt Nam đã phải huy động sức mạnh lớn để bảo vệ chủ quyền của nước mình. Theo ý kiến của ông, về mặt này, quyết định từ chối phê chuẩn thỏa thuận TPP là rất đúng đắn, bởi vì hiệp định này dẫn đến chủ quyền quốc gia bị hạn chế. Theo thỏa thuận, các tập đoàn xuyên quốc gia có thể áp dụng thủ tục khởi kiện trong tòa án quốc tế chống các chính phủ quốc gia, bao gồm cả vì có giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, và các tập đoàn thắng những vụ kiện như vậy. Các tập đoàn xuyên quốc gia chỉ quan tâm đến lợi nhuận chứ không phải đến chất lượng nước hoặc tỷ lệ mắc ung thư ở một nước nào đó, họ có thể vi phạm các quy định về môi trường khi xây dựng các xí nghiệp. "Mất" TPP không phải là một thảm họa đối với Việt Nam. Đất nước này tham gia vào các hiệp định thương mại tự do không chỉ với các nước trong khu vực, mà còn với các đối tác châu Âu như EU hay EAEC.
"Tôi hy vọng rằng, Việt Nam và Trung Quốc sẽ có đủ sức tìm ra phương án cùng có lợi để giải quyết vấn đề Biển Đông. Các quốc gia trong khu vực nên tự giải quyết vấn đề này, mà không mời những cầu thủ khác. Nếu mời cầu thủ đến từ bên ngoài thì có thể mất chủ quyền, những kinh nghiệm lịch sử của khu vực này cho thấy rõ điều đó. Kể từ thế kỷ 16, những vương quốc trong khu vực Đông Nam Á đã mời các nước phương Tây để giải quyết vấn đề với các nước láng giềng. Kết quả là trong khu vực này đã xuất hiện nhiều nước thuộc địa và bảo hộ của các nước thực dân châu Âu. Theo tôi, trong thế kỷ 21chính sách này vẫn không thay đổi. Không được chuyển giao cho Hoa Kỳ đòn bảy để giải quyết xung đột, nước này chỉ chạy theo mục tiêu riông của mình trong khu vực".
Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích. Theo GS Vũ Dương Ninh, ĐHQG Hà Nội, chính sách đổi mới đã đem lại kết quả cao, nhưng để tiếp tục tiến lên phía trước cần đổi mới đổi mới. Hy vọng rằng trong năm 2017, ban lãnh đạo Việt Nam sẽ thực hiện những bước tiến mới trên con đường dài này.