Đó là ý kiến của cộng tác viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông Boris Dolgov.
"Cho đến nay, một loạt vấn đề khá rộng liên quan đến cuộc đàm phán vẫn chưa được giải quyết. Trước hết là chính xác ai sẽ tham gia tham vấn? Hay là sẽ chỉ có đại diện phe đối lập chính trị, trong đó ít nhất gồm bốn nhóm ("Moskva","Riyadh"," Hmeymim "và" Cairo"), mà trong hàng ngũ đó cũng không có sự thống nhất? Hay cuộc đàm phán sẽ bao gồm đại diện phe đối lập vũ trang đã ký thỏa thuận?" — ông Dolgov nói với Sputnik.
Theo nhà phân tích, đây là vấn đề quan trọng, kể từ khi giới chính thức Damascus nhiều lần chống việc tham gia của các nhóm vũ trang trong đối thoại liên Syria, một phần trong số đó bị coi là khủng bố. "Ngoài ra, một phần phe đối lập chính trị từ chối tham gia — và theo ý kiến của tôi, điều này khiến cho cuộc đàm phán không có hiệu quả xây dựng cao. Ngoài ra, chưa rõ đàm phán sẽ diễn ra ở định dạng nào," — ông Dolgov cho biết.
Nói chung, chuyên gia khẳng định rằng, "nuôi bất cứ ảo tưởng nào về cuộc tham vấn là không nên".
"Nếu giải quyết được các vấn đề trên, đây sẽ là bước tiến trong việc giải quyết khủng hoảng chính trị. Nếu vẫn chưa giải quyết được, sẽ có vòng đàm phán mới, sẽ có tác dụng rất ít. Bản thân thực tế tiến hành đàm phán là tích cực, nhưng nếu tiếp cận vấn đề trong thực tế thì cần phải giải quyết những vấn đề mà chúng tôi vửa nêu lên"- người đối thoại của Sputnik kết luận.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông thỏa thuận với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đề xuất với các bên xung đột ở Syria tiếp tục quá trình đàm phán hòa bình tại địa điểm mới ở Astana. Theo ông Putin, định dạng này có thể bổ sung cho đàm phán Geneva.
Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev ủng hộ sáng kiến này và tuyên bố sẵn sàng cung cấp địa điểm cho đàm phán. Dự kiến cuộc gặp sẽ diễn ra tại Astana vào ngày 23 tháng Giêng và tại Geneva — 8 tháng Hai, dưới sự bảo trợ của đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura.