Việt Nam: Cần hành động khẩn cấp để cứu những con voi cuối cùng

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamCon voi tại cuộc diễu hành ở trung tâm Ban Mê Thuột
Con voi tại cuộc diễu hành ở trung tâm Ban Mê Thuột - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Việt Nam từ 11/1 đến 13/1đã tổ chức hội thảo quốc tế về bảo tồn voi Việt Nam.

Trong hội thảo Buôn Ma Thuột, chuyên gia các nước đã gióng lên hồi chuông kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo tồn những con voi cuối cùng tại Việt Nam.

"Với tình hình như hiện tại, tôi nghĩ tới năm 2045 số voi hiện tại ở Đắk Lắk sẽ chết. Đây là lời kêu gọi khẩn cấp, sự cảnh báo cấp thiết rằng hãy hành động và có biện pháp ngay lập tức. Dù muộn nhưng cơ hội của chúng ta vẫn đang còn" — tiến sĩ, bác sĩ thú y người Hà Lan Willem nói.

"Cơ hội vẫn đang còn"

Tại hội thảo, TS người Hà Lan Willem Schaftenaar đại diện Vườn thú Rotterdam làm nhiều người "sốc" khi đưa ra một loạt hình ảnh các chú voi Việt Nam bị thương tật, bị chết bởi các hoạt động của con người.

"Hiện nay thỉnh thoảng những con voi trong tình trạng thương tích vẫn được phát hiện. Qua số liệu thống kê chúng tôi thấy số voi được sinh ra gần như rất ít trong khi số voi chết lại tăng lên, đàn voi ở Đắk Lắk đang thật sự nguy cấp đòi hỏi chúng ta phải hành động" — ông Willem nói.

Thống kê của Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cho thấy chỉ từ 2009 đến đầu 2017, có 22 con voi bị chết vì những lí do khác nhau.

Cũng từ năm 2009 đến nay, chưa có một con voi con nào được sinh sản thành công trong môi trường nuôi nhốt, năm 2009 có một voi mẹ ở Buôn Đôn mang thai nhưng khi chuẩn bị sinh sản thì thai voi bị chết do voi mẹ quá yếu, điều kiện chăm sóc không đầy đủ.

Các chuyên gia đều cho rằng hiện nay muốn bảo tồn voi thì phải tập trung đầu tư trên hai lĩnh vực: các hoạt động tuyên truyền, hành động thực tế để bảo tồn những con voi còn sót lại và can thiệp kỹ thuật để voi sinh sản nhân giống.

Chuyên gia voi người Hà Lan  là TS Willem Schaftenaar công bố thông tin khá bất ngờ: voi mẹ H'Ban Nang —  chủ voi Y Tứ tại huyện Lắk đã mang bầu và dự sinh vào tháng 9-2017. Ở Đắk Lắk có 7 con voi còn có thể mang bầu, số voi này nếu được chăm sóc tốt thì có thể sinh nở và tới 2045 số voi nhà có thể tăng thêm hàng chục con nữa. Câu chuyện này đặt ra một thực tế rằng dù cơ hội còn rất ít, nhưng việc nhân giống tăng đàn cho những con voi cuối cùng ở Việt Nam là điều hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên một đòi hỏi bức thiết và khẩn trương là "chính quyền, chủ voi, các tổ chức quốc tế quan tâm và hành động khẩn cấp, ngay từ lúc này".

Kinh nghiệm các nước: Hãy để voi  được hạnh phúc

Theo các chuyên gia quốc tế, voi là loài động vật thông minh và có chỉ số cảm xúc rất cao. Việc một con voi phát triển khỏe mạnh và sinh nở ngoài yếu tố ăn uống, môi trường sống đủ đầy còn có yếu tố khác quan trọng không kém là voi được yêu thương, được tôn trọng và cư xử tốt.

Ông Surenda Varma —  Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Châu Á cho biết Ấn Độ là đất nước có nhiều lễ hội có sử dụng voi biểu diễn nhưng nhà nước có những quy định hết sức chặt chẽ.

Trong khi đó bà Pakkanut Bunsiddh —  nghiên cứu sinh tại Đại học Chiang Mai (Thái Lan) thì đưa ra số liệu khác, bình quân mỗi con voi nhà ở Thái Lan cho thu nhập khoảng 57.000 USD/năm.

Để có được điều này, đàn voi ở Thái Lan được cấp "chứng minh nhân dân", quyền cấp phép nuôi voi do Chính phủ quyết định, các trang trại voi lớn đều có bác sĩ thú y, bác sĩ này được đào tạo bài bản, việc cưỡi lên lưng voi cũng bị cấm, voi đi diễu hành ngoài phố cũng rất hạn chế…

"Nói chung cả Chính phủ và người dân đều có mong muốn làm những gì tốt đẹp nhất cho voi nên voi ở đây đang được bảo tồn, nhân đàn rất tốt" —  bà Pakkanut Bunsiddh nói.

Nhìn lại thực tế ở Việt Nam, các chuyên gia đều đồng tình rằng phải hành động khẩn cấp để cứu những con voi còn sót lại. Việc bảo tồn voi hiện nay cần tập trung ưu tiên tối đa cho các hoạt động đem lại phúc lợi, chăm sóc voi bằng sự yêu thương chân thành và các liệu pháp can thiệp đồng bộ.

 

Nguồn: tuoitre.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала