Khoảng 60-70 nghìn năm trước đây, Úc là nơi sinh sống của hàng chục loài động vật khổng lồ. Nhưng ngày nay chúng ta chỉ còn thấy đà điểu đầu mào và đà điểu châu Úc, tất cả các động vật và loài chim khác có trọng lượng vượt quá 100 kg đã nhất loạt tuyệt chủng cách đây 45-50 nghìn năm.
Gần đây, các nhà khảo cổ ngày càng tin chắc rằng con người đã tham gia vào quá trình này.
"Trong các trầm tích đại dương đã phát hiện số lượng lớn bào tử nấm Sporormiella sống trong "bánh" phân của động vật ăn cỏ kích thước lớn, chứng tỏ số lượng lớn động vật có vú từng sống ở tây nam châu lục. Chúng đã đột nhiên biến mất khoảng 45 nghìn năm trước đây," — ông Gifford Miller từ trường Đại học Colorado tại Boulder (Mỹ) kể.
Theo nhà khảo cổ, phát hiện này không nhất thiết có nghĩa đã xảy ra "cuộc chiến tổng lực" của những thổ dân Úc đầu tiên với các dộng vật khổng lồ sinh sống ở đây. Chúng có khả năng biến mất vì cái chết của các con thú non mà con người dễ săn bắt hơn.