Đó là nhận định của PGS Alexey Fenenko chuyên viên về an ninh quốc tế từ Khoa Chính trị Thế giới, Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lomonosov.
"Hoa Kỳ và Nga là những đối thủ định mệnh dù Tổng thống nào cũng vậy, nhưng bây giờ chúng ta có phác thảo ba kịch bản chính. Thứ nhất và có phần hiện thực hơn cả, là Hoa Kỳ sẽ buộc phải thừa nhận việc tăng cường vai trò của Nga và Trung Quốc, và theo cách nào đó chịu thương lượng với họ", — chuyên gia tuyên bố trong hội thảo bàn tròn "Trump nắm quyền và kết quả hội nghị thượng đỉnh tại Davos: thế giới sẽ chuyển đổi sang cấu trúc chính trị-kinh tế mới?", được tổ chức trong Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya segodnya".
PGS Fenenko lưu ý rằng kịch bản thứ hai ít thực tế hơn và bao hàm ở chỗ Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc tấn công trực diện, có thể kết thúc bằng xung đột quân sự lớn.
"Còn kịch bản thứ ba, mà đối với tôi là đáng chú ý hơn cả, đó là kết thúc trò chơi tay ba".
"Cho dù ta thích hay không, nhưng trên thế giới bây giờ quả thực có ba cường quốc lớn độc lập, là Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nảy sinh câu hỏi: Liệu có nước thứ tư nào đó phát triển đến trình độ hùng mạnh như chúng ta?", — chuyên gia nói thêm.
Ông nêu giả thiết rằng "Anh, nếu vẫn là một trung tâm tài chính lớn trên thế giới, sẽ có thể xây dựng khối tích hợp với Australia, New Zealand, các nước cựu đế chế, và khi đó sẽ là thời điểm thú vị xuất hiện cầu thủ lớn thứ tư trên thế giới"
Đồng thời, một chuyên viên khác là ông Alexei Mukhin Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin chính trị thì cho rằng Matxcơva cũng không nên ngừng hẳn cuộc đối chọi với Washington, bởi đó là động cơ phát triển của Nga.
"Chấm dứt đua tranh với Hoa Kỳ dưới dạng này hay dạng khác, tất nhiên là không đáng, bởi chính đó là động cơ thúc đẩy sự phát triển của chúng ta bây giờ, dù nghe có vẻ kỳ dị đến đâu chăng nữa", — ông Mukhin nói.
Ông lý giải rằng "Nga cho đến gần đây đã vận hành mô hình chính trị kéo theo kinh tế, và như khẳng định 10 năm qua, khi sử dụng mô hình này, cả Trung Quốc và Nga đều cạnh tranh khá thành công với Hoa Kỳ, vượt lên từng bước, cắt giảm thứ quyền lực thống lĩnh mà Hoa Kỳ đã giành về cho mình sau sự sụp đổ của Liên Xô".
Theo quan điểm của ông, Nga cần "tiếp tục cuộc đối chọi đa dạng với Hoa Kỳ, bởi chính đây là nơi mà chúng ta tích lũy thêm sức mạnh và cho phép nâng cao vị thế chính trị tư bản hóa của mình ở cấp độ toàn cầu. Hiệp lực với Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, với EU, bất kể sự phản đối của Mỹ, sẽ là quá trình tiếp xung lực tái khởi động nền kinh tế Nga".