"Sự sống còn của nền văn minh cổ xưa nhất phụ thuộc vào một yếu tố rất quan trọng — sự tiếp cận với nguồn nước. Nghiên cứu cách đại diện của các nền văn mình đó sử dụng nước có thể cho ta hiểu được làm thế nào con người thích nghi với hoàn cảnh mới, và lý do tại sao rất nhiều người tiếp tục duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp, thậm chí ngay cả khi không cần thiết phải làm như vậy", — ông Cameron Petrie từ Đại học Cambridge (Anh) cho biết.
Theo các nhà khoa học, nhờ điều này mà nông dân Rakhigari có thể chịu đựng hạn hán định kỳ, khi mà vụ thất thu mùa hè có thể được bù đắp bằng vụ bội thu hơn vào mùa đông.
"Chúng tôi cho rằng người dân địa phương gieo trồng một loạt các loại cây trồng không phải do biến đổi khí hậu, mà xuất phát từ thực tế rằng họ đang sống trong vùng khí hậu rất đa dạng. Điều đó buộc họ phải chuẩn bị đối phó với sự thay đổi khí hậu trong tương lai và cho phép tồn tại được trong những điều kiện thường khác xa sự tồn tại của các nền văn minh khác "- ông Petrie kết luận.