Người Việt trong văn phòng làm việc ngầm của Stalin (Ảnh)

© Sputnik / Yuriy Strelets / Chuyển đến kho ảnhTp. Samara
Tp. Samara - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuyến đường sắt từ Matxcơva đến Samara với dân số 1,2 triệu người (thành phố lớn thứ chín ở Nga) – dài 1.100 cây số.

Tuy nhiên, dưới thời Xô Viết không phải tất cả mọi người có thể đến đó. Samara đã là thành phố đóng cửa hay "thành phố cấm", nơi không cho phép người nước ngoài lui tới, vì ở đây bố trí các xí nghiệp chuyên sản xuất các vũ khí quốc phòng bí mật. Các xí nghiệp đó đã xuất hiện trong thành phố vào những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh chống phát xít, Liên Xô đã sơ tán các cơ sở đó khỏi các khu vực phía Tây của đất nước. Ví dụ, trong thời gian chiến tranh, các nhà máy chế tạo máy bay bố trí ở thành phố này đã sản xuất 28.000 máy bay tiêm kích "IL" — 80% tổng sản lượng máy bay tiêm kích trong nước. Trong mấy tháng đầu chiến tranh, Chính phủ, nhiều bộ và cơ quan, Hội đồng Xô viết tối cao cũng như các đại sứ quán nước ngoài và thậm chí Nhà hát Lớn đã được đưa đi sơ tán từ Matxcơva đến Samara.

Trong năm 1942, tại thành phố này đã xây dựng văn phòng làm việc ngầm cho Stalin ở độ sâu 37 mét, nhưng, Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô không bao giờ đến đó. Sau sự sụp đổ của Liên Xô thành phố đã mở cửa cho người nước ngoài, và nhiều khách du lịch đến tham quan hầm ngầm của Stalin. Trong số các du khách có cả những người Việt Nam.

© Sputnik / Aleksey BabushkinPhòng họp của Tư lệnh tối cao Iosif Stalin trong căn hầm bí mật ở Samara
Phòng  họp của Tư lệnh tối cao Iosif  Stalin trong căn hầm bí mật ở Samara - Sputnik Việt Nam
1/3
Phòng họp của Tư lệnh tối cao Iosif Stalin trong căn hầm bí mật ở Samara
© Sputnik / Aleksey BabushkinHầm bí mật của Iosif Stalin ở Samara
Hầm bí mật của Iosif  Stalin ở Samara - Sputnik Việt Nam
2/3
Hầm bí mật của Iosif Stalin ở Samara
© Sputnik / Yuri StreletcHầm bí mật của Iosif Stalin ở Samara
Hầm bí mật của Iosif  Stalin ở Samara - Sputnik Việt Nam
3/3
Hầm bí mật của Iosif Stalin ở Samara
1/3
Phòng họp của Tư lệnh tối cao Iosif Stalin trong căn hầm bí mật ở Samara
2/3
Hầm bí mật của Iosif Stalin ở Samara
3/3
Hầm bí mật của Iosif Stalin ở Samara

Những người Việt Nam bắt đầu đến Samara từ năm 1994. Và gần đây nhà thơ Châu Hồng Thủy, người Việt sống ở Nga, đã đến thăm thành phố này. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông cho biết rằng, hiện nay ở Samara có khoảng 800 người Việt, đa số là những thương nhân buôn bán ở các chợ.

© Ảnh : Châu Hồng ThủyBan chấp hành Hội Việt-Nga “Nhà chung”
Ban chấp hành Hội Việt-Nga “Nhà chung” - Sputnik Việt Nam
Ban chấp hành Hội Việt-Nga “Nhà chung”

Con cái của họ học tại các trường phổ thông, các trường đại học của Samara, Matxcơva  và những thành phố khác của LB Nga. Những người Việt Nam có xu hướng thực hiện một cách nghiêm túc luật pháp nhà nước Nga, nhờ đó chính quyền và người dân địa phương có thái độ tích cực đối với họ.

© Ảnh : Châu Hồng ThủyKhu chợ Việt Nam ở Samara
Khu chợ Việt Nam ở Samara - Sputnik Việt Nam
Khu chợ Việt Nam ở Samara

Hai tổ chức của người Việt được thành lập ở LB Nga đang hoạt động trong thành phố, đó là Hội người Việt tại Nga và Hội Việt- Nga "Nhà chung". Các tổ chức này tiến hành những hoạt động thể thao, và gần đây đã hân hoan chào đón năm mới dương lịch và âm lịch.

© Ảnh : Châu Hồng ThủyHội nghị thành lập Hội Việt- Nga "Nhà chung" ở Samara.
Hội nghị thành lập Hội Việt- Nga Nhà chung ở Samara. - Sputnik Việt Nam
Hội nghị thành lập Hội Việt- Nga "Nhà chung" ở Samara.

 Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Châu Hồng Thủy nói lên nhiều chi tiết thú vị về cuộc sống của cộng đồng người Việt ở Samara — xin mời các bạn nghe đoạn ghi âm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала