Ở Trung Quốc, nơi đảng cầm quyền là Đảng Cộng Sản, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. ĐCSTQ đang chuẩn bị sớm lễ mừng kỷ niệm riêng của mình vào năm 2021. Trong bình luận đặc biệt dành cho Sputnik, nhà sử học Nga và nhà Trung Hoa học Andrei Karneev nói đến thái độ của chính phủ Trung Quốc đối với Cách mạng Tháng Mười qua các thời kỳ lịch sử phát triển khác nhau của Trung Quốc.
Cần lưu ý rằng trong quá khứ ngày kỷ niệm sự kiện quan trọng bậc nhất làm thay đổi cả quỹ đạo phát triển lịch sử của Trung Quốc được tổ chức trong nước theo những cách khác nhau. Trong thời đại Mao Trạch Đông cầm quyền, Cách mạng Tháng Mười đã luôn luôn được coi trọng. Trong những năm 50-của thế kỷ trước, Chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành học thuyết chính thức tại Trung Quốc. Tiếp nối theo các nhà sử học Xô Viết, đồng nghiệp Trung Quốc xem Cách mạng Tháng Mười Nga là khởi nguồn chủ yếu trong lịch sử thế giới và lịch sử Trung Quốc. Cuộc cách mạng này cùng với phong trào ngày 04 tháng 5 năm 1919 thực sự được coi là điểm khởi đầu của giai đoạn "thời đại mới". Câu nói của Mao Chủ tịch: "loạt súng của Cách mạng Tháng Mười đã đưa chủ nghĩa Mác-Lênin đến với chúng tôi ở Trung Quốc" trở nên nổi tiếng.
Đánh giá này cho đến nay về nguyên tắc vẫn là kim chỉ nam hướng dẫn cần có thái độ như thế nào đối với những sự kiện xẩy ra năm 1917 tại Petrograd. Trong thời đại Mao Trạch Đông ngày Cách mạng tháng Mười vẫn được kỷ niệm ngay cả trong thời kỳ quan hệ với Liên Xô tồi tệ nhất sau khi phá vỡ mối quan hệ thực tế giữa hai đảng. Ở đây, những người Cộng sản Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội để cho thấy rằng trong điều kiện, theo ước tính chính thức của ĐCSTQ, ngay ở tại Liên Xô nguyên tắc "chuyên chính vô sản" đã bị mất, còn nhóm "xét lại" lên nắm chính quyền, thì người mang đúng ý tưởng của "cuộc cách mạng vô sản" lại là những người Cộng sản Trung Quốc.
Sau đó, với khởi đầu của thời kỳ cải cách và mở cửa, ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga ở cấp độ ngôn ngữ chính thức đã trở nên ít được công nhận. Trung Quốc nhanh chóng phát hiện ra cho mình lợi thế của nền kinh tế thị trường và bắt đầu manh nha dấu hiệu toàn cầu hóa. Trong hoàn cảnh này, lễ kỷ niệm hoặc mọi đề cập đến cuộc cách mạng Nga lùi xuống hàng thứ yếu.
Theo mức độ Trung Quốc ngày càng trở nên tích hợp nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới và quá trình toàn cầu hóa, những khái niệm cũ như "đấu tranh giai cấp", "chuyên chính vô sản" dường như càng lỗi thời, đặc biệt dưới thời Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư của phong trào cải tổ Trung Quốc, chính ông trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, cùng với hàng triệu người dân Trung Quốc khác bị ảnh hưởng bởi "chuyên chính vô sản" từng tuyên bố nội dung chính của thời đại hiện nay, thay vì các cuộc chiến tranh và cách mạng cần chung sống hòa bình và xây dựng kinh tế.
Sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô và ngay cả Liên Xô, sự sụp đổ của "phe xã hội chủ nghĩa" càng bắt buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải tìm kiếm cơ hội để củng cố tính chính đáng của đảng cầm quyền thông qua thành tựu kinh tế ngày càng nhiều, đồng thời đáp ứng lời kêu gọi phát triển ý thức hệ hướng tới "các giá trị yêu nước". Một số nhà phê bình phương Tây gọi đó là mong muốn huy động ủng hộ hàng loạt trên cơ sở của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.
Quay trở về lịch sử và sự phát triển của ĐCSTQ, giới khoa học chính trị Trung Quốc cũng như các nhà sử học thời kỳ cải cách và mở cửa nhấn mạnh bây giờ không còn những"giá trị đỏ" như đấu tranh giai cấp, truất hữu vốn tư nhân, sở hữu toàn dân các phương tiện sản xuất và v.v.., mà là giá trị trên toàn quốc.Có lưu ý rằng ĐCSTQ nhận trách nhiệm cho những gì "tư sản dân tộc" đã nói mà chưa thể thực hiện (đại diện Quốc Dân Đảng) — để thống nhất đất nước đối mặt với ngoại lực thù địch và bắt đầu quá trình hiện đại hóa toàn diện tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, không cường điệu khi nói rằng Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến con đường Trung Quốc chọn, và đến cả việc tranh luận bàn cãi về tương lai xa hơn của đất nước.