Trong bối cảnh này những tuyên bố và hành động của một số quan chức cao cấp trích dẫn tài liệu lịch sử đều mang tính khiêu khích.
Gần đây, đại diện chính thức của Malaysia đã nộp hồ sơ lên Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) yêu cầu xem xét lại phán quyết năm 2008 công nhận đảo Pedra Branca thuộc chủ quyền Singapore. Malaysia đã viện dẫn 3 tài liệu lịch sử được cho là cung cấp cơ sở để khẳng định rằng, hòn đảo này từ thời xa xưa thuộc về Vương quốc Hồi giáo Johor.
Trên đảo có ngọn hải đăng do người Singapore điều khiển. Ngọn đèn biển này giúp cho tàu thuyền của tất cả các quốc gia đi qua các tuyến đường biển ở vùng này.
Tại sao Malaysia khơi lại tranh chấp đảo, trong khi thậm chí các luật sư của nước này thể hiện sự nghi ngờ? Chắc là không có ai coi trọng những tuyên bố như vậy của Kuala Lumpur? Nguyên nhân rất đơn giản: ở Malaysia sắp tiến hành chiến dịch tranh cử, uy tín của nhóm cầm quyền đã giảm mạnh, vì vậy họ quyết định lợi dụng chủ nghĩa dân tộc, và đồng thời làm vừa lòng thái tử phiên bang Johor.
Những tuyên bố của các chính trị gia cao cấp từ Malaysia và Trung Quốc cho thấy thái độ vô trách nhiệm. Những bước đi như vậy chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trong khi các bên nên cố gắng để đạt hòa bình, để hợp tác cùng có lợi.
Nếu nói về các bằng chứng lịch sử, cộng đồng quốc tế đã từ lâu không chấp nhận chúng như một đối số nghiêm trọng. Nếu không, thì không thể giải quyết những vấn đề phức tạp, ví dụ như vấn đề Địa Trung Hải. Dân tộc nào, nước nào có quyền lịch sử được coi là người chủ ở vùng biển này? Người Phoenicia? Người Hy Lạp? Người Ý?