"Hầu hết các bài báo đều đồng nhất ở chỗ vụ việc có liên quan tới CHDCND Triều Tiên. Có hai lý do cho vấn đề đó: thứ nhất, trước đây đã có những trường hợp như vậy. Thứ hai, Kim Jong-nam có thể là "mối đe dọa chính trị" đối với Kim Jong-un. Khi chưa có tiết lộ gì về nguyên nhân cái chết, thì việc đưa ra bất kỳ giả thuyết nào đều là vô trách nhiệm.
Hiện nay có nhiều thông tin từ các phương tiện truyền thông, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc nhấn mạnh vào mối quan hệ Trung Quốc — CHDCND Triều Tiên. Bởi vì Kim Jong-nam đã dành hầu hết thời gian ở Macau. Thậm chí hiện giờ còn có quan điểm ông là một "phương án dự phòng" của Trung Quốc, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng Kim Jong- nam để tạo ra một trật tự mới ở Bắc Triều Tiên.
Tôi thì trái lại, tin rằng cái chết của Kim Jong-Nam chứng tỏ rằng Trung Quốc không có kế hoạch như vậy. Nếu Trung Quốc có ý đồ như vậy, Kim Jong-nam sẽ luôn nằm dưới sự "theo dõi" trong việc di chuyển ra nước ngoài. Ngoài ra, sẽ có các biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho ông ta.
Những thông tin dạng này cuối cùng cũng tập trung vào mối quan hệ Trung Quốc-CHDCND Triều Tiên, thu hút sự chú ý đến Trung Quốc. Trong tình hình hiện nay, khi ở Mỹ chính phủ mới lên nắm quyền, đang tiến hành quá trình triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, kế hoạch chiến lược của phương Tây là để thay đổi quan hệ giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, thì việc tung ra những tin tức này chỉ với mục đích chia rẽ 2 nước".