Tin này được Reuters phát đi từ Washington, và lan truyền đến mọi nơi. Dường như trên các đảo nhân tạo, được mở rộng từ các rạn san hô do Trung Quốc chiếm giữ, đã được bố trí khoảng hai chục nhà chứa tên lửa. Toàn bộ hệ thống cần phải trở thành "chiếc ô" bảo vệ các hòn đảo, mà Trung Quốc cho là của mình, khỏi bị tấn công. Vậy Trung Quốc phòng thủ trước đối thủ nào? Không nghe thấy trả lời cho câu hỏi này từ phía Bắc Kinh, mặc dù thông cáo chính thức của chính quyền Trung Quốc về những hành động gần đây của Mỹ ở Biển Đông đều cho thấy chính Hoa Kỳ là kẻ thù là số 1 của Trung Quốc trong vùng này.
Các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng những tên lửa này không thể đe dọa sức mạnh quân sự của Mỹ. Cả ông Chas Freeman, một trong những chuyên gia Mỹ về vấn đề Trung Quốc, cũng nêu ra ý kiến theo nghĩa là Mỹ sẽ không thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo. Nếu cần thiết, ông nói,- hãy dành việc đó cho người Việt Nam, Philippines, Malaysia thực hiện. Có nghĩa là, người Mỹ muốn quay hướng các mũi tên về phía bất cứ quốc gia nào trong Đông Nam Á. Hãy để họ tự tranh đấu với Trung Quốc vì các hòn đảo.
Tại thủ đô các nước ASEAN người ta quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo bị chiếm đóng bởi Trung Quốc. Nhiều lần, kể cả trong những ngày diễn ra Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Philippines, họ bày tỏ mong muốn Trung Quốc dừng lại việc tiến hành hoạt động quân sự trên các đảo.
Theo tuyên bố mới nhất của Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, lãnh đạo của nước này coi việc tiến hành các cuộc tranh chấp với Trung Quốc là vô nghĩa, đặc biệt là việc dẫn đến xung đột quân sự.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng nhắc lại những thỏa thuận trước đây của các bên tranh chấp chủ quyền sở hữu các đảo ở Biển Đông, chỉ sử dụng các biện pháp hòa bình và ngoại giao để giải quyết mọi quan điểm khác biệt. Điều tương tự cũng đã được các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam và Trung Quốc nói ra trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng trước.
Nhân dân các nước Đông Nam Á không muốn chiến tranh với Trung Quốc, và họ đã hành động đúng. Chúng ta nhớ lại cuộc chiến tranh Việt — Trung vào năm 1979. Trong thực tế, bên cạnh chiến thắng bằng vũ khí của Việt Nam, là sự đau khổ và mất mát về con người, nền kinh tế bị hủy diệt, và mối quan hệ ổn định trong khu vực bị phá hoại.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines cũng cho rằng, các nước ASEAN hy vọng rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Cuộc xung đột quân sự giữa hai siêu cường không đem lại lợi ích cho các dân tộc Đông Nam Á.
Vậy thì tên lửa Trung Quốc bố trí tại quần đảo Trường Sa là để chống lại ai?