Trước khi rời Tokyo, Nhật hoàng Akihito nói: "Chúng tôi hy vọng rằng, chuyến thăm tới Việt Nam lần này sẽ giúp phát triển hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta". Có chú ý đến việc, vào tháng 1 năm 2017, Hà Nội đã tiếp đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, có thể khẳng định rằng, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Giáo sư Dmitry Mosyakov, người đứng đầu Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông, nói:
"Đúng vậy. Bây giờ chúng ta đang chứng kiến một trò chơi lớn ở Đông Nam Á. Mọi người đều thấy rõ rằng, Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn khá dài của cuộc xung đột nội bộ, họ không còn tập trung quan tâm đến các vấn đề châu Á và không thực hiện các cam kết nghiêm túc của mình. Hoa Kỳ không còn làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc về mặt chính trị, kinh tế và quân sự. Kết quả là Tokyo đang tìm kiếm đồng minh để đối phó với Bắc Kinh. Theo quan điểm của Nhật Bản, ở châu Á có hai đồng minh đáng tin cậy, đó là Việt Nam và Ấn Độ — hai quốc gia với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng và đội quân mạnh mẽ, hai nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Nhật Bản muốn xây dựng một trục liên kết Tokyo-Hà Nội-Delhi ".
"Tình hình hiện nay là một thắng lợi trong chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của Hà Nội, — Giáo sư Mosyakov cho biết — hiện nay các cầu thủ chủ chốt trên trường quốc tế — Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, Nga — đều muốn phát triển quan hệ toàn diện với Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, các nhà lãnh đạo Việt Nam đủ sáng suốt, tài tình để duy trì sự cân bằng giữa các cầu thủ, tiếp tục thực thi chính sách "Ba không" và sử dụng tình hình hiện tại để đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn và tiếp tục củng cố quốc phòng."