Chuyên gia tài chính kiêm nhà văn Marc Friedrich gọi đây là vụ xì-căng-đan vô tiền khoáng hậu.
"Các công ty kiểm toán (cái gọi là "tứ đại gia": Deloitte, EY, PricewaterhouseCoopers, KPMG) đã tư vấn các ngân hàng không chỉ trước khủng hoảng, mà cả sau khủng hoảng, và họ đã khuyến cáo Chính phủ", — ông Frederick cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
"Các thủ phạm của khủng hoảng cuối cùng vẫn chiến thắng… Nói chung đây là vụ xì-căng-đan chưa từng thấy, bởi những công ty kiểm toán lớn này không phải trả tiền. Họ không bị ràng buộc vào trách nhiệm vì thực hiện công việc tồi và ban lãnh đạo thiếu năng lực".
Theo dữ liệu của Viện xuyên quốc gia, vẫn còn gần 1,2 nghìn tỷ euro chi cho bảo lãnh và ủy thác. Và bất kể điều đó, ở châu Âu người ta cho rằng không có phương án nào thay thế nào khác để cứu các ngân hàng. Ông Frederick, tác giả của những cuốn sách như "Lỗi cơ bản" và "Lối thoát duy nhất là phá sản", cho rằng trong vấn đề này giới chính trị tuân theo sự chỉ đạo của những lợi ích riêng.
Tuy nhiên, khủng hoảng ghê gớm vẫn còn chưa qua, — ông Frederick cảnh báo.
"Đây là tích tắc khi quả bom nổ chậm gài bên dưới chúng ta sẽ phát nổ. Bởi ngay bây giờ chúng ta đã nhìn thấy nó: thực trạng các ngân hàng ở Tây Ban Nha và Italia vẫn rất nặng nề. Trên thực tế, họ đã bị phá sản. "Deutsche Bank" cũng có những vấn đề khổng lồ. Vì vậy, cách này cách khác, sẽ có sự bất ngờ chờ đợi chúng ta. Sẽ xảy ra cơn sụp đổ mới, làm lu mờ cả cuộc khủng hoảng năm 2008, và khi đó chảng Ngân hàng Trung ương châu Âu hay là bất kỳ nhà nước nào cũng sẽ không bù đắp được những hậu quả của nó, như đã từng trong lần trước".