Chuyên gia: Sự gia tăng người giàu ở Việt Nam dẫn tới điều gì?

© Ảnh : pixabay.comTp. Hồ Chí Minh
Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cơ quan tư vấn bất động sản Knight Frank (Anh) cung cấp báo cáo về người giàu trên thế giới với thực tế bất ngờ - CHXHCN Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng chỉ số người siêu giàu nhanh nhất thế giới.

Từ năm 2000 đến năm 2016, số lượng người siêu giàu ở Việt Nam đã tăng 320%, so với Ấn Độ — 290%, Trung Quốc — 281%. Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov đã chia sẻ ý kiến với Sputnik về chủ đề này.

Thực tế, hiện tại chỉ có 200 người ở Việt Nam lọt vào hạng mục siêu giàu. Có thể nói, hiệu ứng chỉ số cơ bản thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến bùng nổ tăng trưởng được nêu. Tuy nhiên, kết quả này vẫn là rất ấn tượng. Cũng theo dữ liệu của Knight Frank, ở Việt Nam hiện có 14 nghìn triệu phú trên dân số 91 triệu dân. 200 người siêu giàu chiếm tỷ lệ 12% GDP của đất nước. Tài sản của họ đủ để đưa 3,2 triệu người thoát khỏi đói nghèo và xóa sạch tầng lớp siêu nghèo ở Việt Nam.

Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng nhanh nhất thế giới
Hiện tượng mất cân bằng tài sản tư hữu vốn là hệ quả tự nhiên của quá trình đất nước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, tích cực hội nhập vào các chuỗi sản xuất toàn cầu. Giới đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam những tập đoàn đa quốc gia lớn cũng là yếu tố góp phần hình thành tài sản cá nhân của một số người Việt Nam, mặc dù đất nước không thiếu các triệu phú "của nhà trồng được".

Giống trên thế giới, mất cân bằng tài sản không đồng đều tác động khác nhau đến các tầng lớp dân. Ví dụ, dễ nằm trong số người nghèo hơn nếu bạn thuộc nhóm dân tộc thiểu số (70% người nghèo ở trong nhóm này) hoặc bạn là nữ. Phụ nữ chiếm đa số người có việc làm tay nghề thấp và được trả lương thấp, đặc biệt trong công nghiệp dệt may. Một phần vấn đề cũng ẩn sau yếu tố khá quen thuộc với nhiều quốc gia khác — mất cân bằng do địa lý. Chỉ có hơn 10 trong số 63 tỉnh của Việt Nam có khả năng tự trang trải ngân sách, số còn lại bù đắp thâm hụt nhờ trợ cấp từ trung tâm.

Tất nhiên, bình đẳng phổ thông là mục tiêu không tưởng của chủ nghĩa cộng sản, chưa từng đạt được vào thời chủ nghĩa xã hội "thuần túy" cũng như ở các nước mang hình thái hiện đại — với "đặc thù Trung Quốc" hay "kinh tế thị trường định hướng XHCN" kiểu Việt Nam. Tuy nhiên, ở những nơi đảng cộng sản nắm quyền, nỗ lực của họ san bằng sự mất cân đối tài sản thông qua vai trò đặc biệt của khu vực công và các công cụ điều chỉnh không phải lúc nào cũng ngăn được sự xuất hiện bất bình đẳng tài sản. Đặc biệt nếu những nước này đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

Bất bình đẳng là một vấn đề xã hội và chính trị phức tạp đối với các nước như Việt Nam. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo tiềm ẩn những mâu thuẫn bên trong. Nếu trong số người giàu có những nhân vật liên quan mật thiết với chính quyền thì vấn đề sẽ mang cả tính chất chính trị rất nhạy cảm. Người dùng Internet ngày nay không bỏ qua những chiếc xe, đồng hồ, điện thoại di động đắt tiền và biệt thự của quan chức nhà nước.

Phải chăng vấn đề là bởi nền kinh tế thị trường? Chắc chắn, không. Sự phân bố cân bằng phúc lợi trong xã hội, việc thực hiện các chức năng xã hội của nhà nước không mâu thuẫn với cơ hội công khai, trung thực làm giàu hoặc kinh doanh. Hệ thống kinh tế xã hội đang hoạt động rất cần nhân tố chủ đạo là nguyên tắc tối thượng của pháp luật và bảo vệ quyền sở hữu. Những yếu tố như vậy không phụ thuộc vào bản chất của chính đảng đang nắm quyền.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала