Hải Nam là trung tâm du lịch cung cấp tour du lịch tàu biển ở vùng Biển Đông, và, như có thông tin trước đó, trong vòng 5 năm tới, Trung Quốc sẽ gửi thêm 5-8 tàu du lịch để hoạt động thường xuyên ở Biển Đông. Ngay hiện nay các tàu xuất phát từ cảng biển trên hòn đảo nhân tạo Phoenix gần thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Trong tương lai, Phoenix sẽ trở thành cảng du lịch lớn nhất cấp dịch vụ cho 2 triệu khách du lịch mỗi năm. Trên đảo này sẽ xây dựng các khách sạn, nhà hàng, công viên, cửa hàng miễn thuế.
Một xu hướng mới trong phát triển du lịch có thể là các chuyến bay đến các đảo trên Biển Đông. Văn kiện được công bố tại kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân của Trung Quốc cho biết rằng, chính quyền tỉnh Hải Nam đặt ra mục tiêu thực hiện các tour du lịch bằng máy bay ngay trong năm nay. Tờ báo Hồng Kông South China Morning Post nhận định rằng, chính quyền tỉnh Hải Nam đang hoạt động rất tích cực để nhận được sự chấp thuận của các Bộ có liên quan, bao gồm cả Bộ Quốc phòng.
Hành trình du lịch đến các đảo ở Biển Đông có thể trở thành một công cụ trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển trong khu vực. Song, phải có thái độ kiềm chế, bởi vì, mặc dù các tour du lịch đường biển và du lịch bằng máy bay mang tính chất hoà bình, nhưng hoạt động này có thể gây ra sự chỉ trích và thậm chí phản đối từ phía những nước khác tham gia tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Lập trường nguyên tắc của Matxcơva là Nga không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Matxcơva cho rằng, các cuộc tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.