Do đó, nhiều website của các Cảng Hàng không Vinh, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Thọ Xuân, Tuy Hòa, Rạch Giá đã không truy cập được. Trên màn hình các trang web này đều hiển thị thông báo không thể truy cập được, không tìm thấy địa chỉ DNS của máy chủ của website.
Đến sáng 10-3, việc truy cập cũng không có kết quả.
Nhà chức trách hàng không Việt Nam cho biết đây là các website nội bộ của các cảng hàng không-sân bay, trang web không phải là hệ thống thông tin dữ liệu về quản lý và khai thác bay. Việc tin tặc tấn công các trang web không làm ảnh hưởng tới hoạt động hàng không, cũng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho hành khách đi máy bay.
Tin tặc tấn công các trang web của các sân bay được cho là cùng là một người Việt Nam lấy tên là Dominic Haxor, tin tặc này tự nhận là một thành viên của nhóm hacker Anonymous khét tiếng toàn cầu, tuy nhiên hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy sự liên quan của tin tặc này và nhóm Anonymous.
Do tin tặc không truy cập vào được hệ thống dữ liệu của máy chủ nên các trang web chỉ thay đổi giao diện bên ngoài. Tuy nhiên, chuyên gia an ninh mạng Athena cảnh báo việc tin tặc tấn công và thay đổi trang chủ website chứng tỏ trong hệ thống mạng của các sân bay vẫn còn tồn tại những lỗ hổng.
Trước đó, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài từng bị hacker nước ngoài tấn công mạng vào chiều 29-7-2016 khiến màn hình hiển thị thông tin về chuyến bay xuất hiện những dòng chữ và âm thanh lạ. Sự cố gây ảnh hưởng đến khoảng 100 chuyến bay do phải làm thủ tục check in thủ công.
Sau khoảng 4 phút, nhà chức trách hai sân bay đã tắt toàn bộ hệ thống. Đến tối cùng ngày 29-7, sự cố này đã được khắc phục.
Vụ tin tặc tấn công này đã khiến hơn 100 chuyến bay bị chậm. Tại sân bay Nội Bài, các nhân viên hàng không phải làm thủ tục check-in thủ công cho hành khách.
Nguồn: nld.com.vn