Chuyên gia Nga: Chủ nghĩa ly khai tăng mạnh ở Myanmar tạo ra vấn đề cho Trung Quốc

© AFP 2023 / Ye Aung ThuMyanmar
Myanmar - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những ngày gần đây ở phía Đông Bắc Myanmar giao tranh lại bùng nổ dữ dội. Theo chính phủ Myanmar, các tay súng thuộc nhóm Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) bất ngờ tấn công vào nhiều địa điểm, đụng độ ác liệt đã khiến ít nhất 30 người thiệt mạng.

Do các cuộc giao tranh ở vùng Kokang (bang Shan của Myanmar) sát với biên giới của Trung Quốc, hơn 20.000 người dân địa phương đã bỏ nhà cửa đi lánh nạn ở những khu vực lân cận trên địa bàn Trung Quốc. Trong khi đó vẫn chưa rõ liệu chính quyền Naypyidaw đã tìm kiếm một giải pháp hòa bình, trong khi giải pháp quân sự đã dẫn đến hậu quả tồi tệ nhất, — chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov chỉ ra trong bình luận cho đài Sputnik.

xa cấp cưú Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đạn từ Myanmar rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc, có nạn nhân
Đáng lẽ sau khi bà Aung San Suu Kyi trở thành lãnh đạo đảng cầm quyền, quá trình mỏng manh của hòa giải dân tộc đã phải phát triển tích cực hơn và dẫn đến các thỏa thuận mạnh mẽ. Thắng lợi rực rỡ của bà Suu Kyi trong cuộc bầu cử, hỗ trợ của phương Tây và sự khởi đầu tốt đẹp trong quan hệ với Trung Quốc đã tạo ra cảm giác rằng, mức độ hợp pháp của bà Suu Kyi là đủ để giải quyết các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo trong nước.

Tuy nhiên, "Hội nghị Panlong của thế kỷ 21" được tổ chức vào cuối mùa hè năm ngoái nhằm tìm ra giải pháp chấm dứt cuộc xung đột đã không đem lại kết quả mong muốn, và hầu như không thể làm như vậy. MNDAA đã bị liệt vào danh sách các nhóm không được phép tham gia cuộc đàm phán hòa giải dân tộc, bởi vì các tay súng của tổ chức này từ chối hạ vũ khí. Tình hình ngày một xấu đi ở bang Arakan, phía Tây Myanmar, thường xuyên nhắc nhở về sự thất bại của quá trình hòa giải dân tộc.  Không chỉ các tổ chức nhân quyền quốc tế mà cả các quan chức Liên Hợp Quốc đều gọi các hành vi của quân đội ở bang Arakan  chống lại các nhóm Hồi giáo và người dân địa phương là tội ác chống lại nhân loại.

Aung San Suu Kyi - Sputnik Việt Nam
Bà Aung San Suu Kyi giữ bao nhiêu chức vụ trong Chính phủ Myanmar?
Trong khi vấn đề với người Hồi giáo Rohingya gây ra phản ứng tiêu cực từ phía cộng đồng nhân quyền và các nước Hồi giáo trong khu vực  Đông Nam Á, thì chủ nghĩa ly khai ở miền Bắc Myanmar chủ yếu là vấn đề của Trung Quốc. Trước hết bởi vì hành lang kinh tế Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar — một phần của sáng kiến "Một vành đai, một con đường" đi qua khu vực này, và theo truyền thống hoạt động thương mại qua biên giới có khối lượng đáng kể. Thứ hai, chính Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều nhất do các cuộc giao tranh. Những viên đạn rơi xuống khu vực biên giới trên lãnh thổ Trung Quốc, hàng chục nghìn người tị nạn tìm đường đến các trại tiếp nhận bên trong lãnh thổ Trung Quốc.

Vấn đề Kokang càng thêm phức tạp bởi vì đa số cư dân ở đây là người Hoa, và Trung Quốc có ảnh hưởng khá lớn trong vùng này. Cựu lãnh đạo ly khai Peng Jiasheng có bài trên tờ Huantsyu Shibao kêu gọi tất cả người Trung Quốc hỗ trợ tài chính cho Kokang.  Trên mạng Internet của Trung Quốc người ta quyên góp tiền hỗ trợ tổ chức này, và theo một số báo cáo chưa được xác nhận, một số cựu chiến binh của quân đội Trung Quốc đang tham gia chiến đấu ở Kokang.

Bắc Kinh đang trong tình huống phức tạp. Một mặt, chủ nghĩa ly khai là một tệ nạn tồi tệ nhất. Mặt khác, ước mơ của Trung Quốc không thể thành hiện thực nếu không bảo vệ quyền lợi của người Hoa ở nước ngoài, đặc biệt ở các nước láng giềng với Trung Quốc. Về mặt này  Trung Quốc quan tâm nhiều hơn bất cứ ai khác đến việc sớm giải quyết hoà bình vấn đề Kokang. Không loại trừ khả năng, nếu các nước phương Tây bắt đầu phê phán thái độ của bà Aung San Suu Kyi đối với vấn đề người Rohingya, nhà lãnh đạo Miến Điện sẽ hoạt động  linh hoạt hơn và sẽ cho phép Trung Quốc tham gia tích cực trong việc giải quyết tình hình ở phía Bắc đất nước.

Nói chung, một năm cầm quyền đầu tiên của nhà lãnh đạo Miến Điện là  rất phức tạp, đặc biệt nếu so sánh với những ước vọng mà phương Tây đã gửi gắm vào bà. Những bước đi theo hướng thiết lập chế độ chính trị dân sự ở Myanmar có thể mang lại sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh, nhưng, nếu xu hướng ly khai ra khỏi sự kiểm soát thì sẽ ngăn chặn những ảo vọng này. Xét theo mọi việc, các biện pháp cũ nhằm ổn định hóa tình hình Myanmar không thể đem lại kết quả.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала