Việt Nam: Nợ của doanh nghiệp nhà nước như Vinashin ai trả?

© Ảnh : plo.vnChủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Thanh thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Thanh thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong phiên làm việc sáng 20-3 khi cho ý kiến về dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Thanh thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, đặt câu hỏi: Nợ của doanh nghiệp nhà nước ai trả?

Đại diện cơ quan trình dự luật cho rằng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải tự trả nợ, tuy nhiên các ý kiến cho rằng Chính phủ nắm cổ phần chi phối tại các DNNN, vì vậy xét đến cùng Chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm trả nợ các khoản vay của DNNN…

Trình bày báo cáo thẩm tra Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính — Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho hay dự thảo luật có phạm vi nợ công theo hướng giữ nguyên quy định của luật hiện hành. Theo đó, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Đa số các ý kiến thống nhất với phạm vi nợ công này, theo đó không tính vào nợ công các khoản nợ tự vay tự trả của DNNN.

Trong trường hợp DN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có ý lại cho rằng việc không trả được nợ nước ngoài của DNNN có thể ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm của quốc gia và trên thực tế đã có trường hợp Nhà nước phải trả nợ thay. Do đó, đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định nhằm tăng cường quản lý, giảm thiểu rủi ro đối với khoản nợ này.

"Ý kiến khác tại cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung vào phạm vi nợ công các khoản nợ tự vay tự trả của DNNN vì đây là DN do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối nên các khoản nợ này về bản chất, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ", ông Hải nói.

Cho ý kiến về dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa — Thanh thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng cần làm rõ về định nghĩa khu vực công, tài chính công, nợ công. "DNNN có phải là khu vực công không? nếu xếp vào khu vực công, khi những anh này phá sản, Nhà nước cũng phải trả nợ. Như Vinashin, Vinaline, phá sản thì ai trả ? Chính phủ phải trả", ông Bình nói.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho giải thích, khoản chính phủ vay về cho DNNN vay lại thì đã tính trong nợ công rồi. Còn những khoản nợ khác của DNNN thì "doanh nghiệp tự vay, tự trả". "Chúng tôi nghĩ rằng DNNN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Vay và trả theo luật định. Nếu chúng ta cương quyết làm được. Nếu cho Vinashin cho phá sản thì Chính phủ chỉ chịu phần Chính phủ bảo lãnh thôi, do chủ quan nên mới xử lý như vừa rồi. Còn các khoản vay khác không thể làm được, không chuyển nợ doanh nghiệp thành nợ nhà nước", ông Dũng nói.

Liên quan đến "nợ của DNNN ai trả?", Chủ nhiệm UBĐN Nguyễn Văn Giàu bày tỏ lo lắng nếu bỏ nợ của DNNN ra khỏi phạm vi điều chỉnh dự luật thì DNNN sẽ rất khỏ khăn. "Chúng ta phải tính hướng đi, hướng đi đó là đúng, nhưng điều kiện nước ta đã được chưa? Chúng ta chưa giải được bài toán ổn định để phát triển. Thành ra chúng ta còn mối quan hệ giữa DNNN trong mối quan hệ hợp tác, làm ăn với các đối tác nước ngoài, chúng ta phải suy ngẫm".

Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Quốc phòng an ninh Võ Trọng Việt lại cho rằng nếu mở rộng phạm vi thì tính nguy hiểm rất cao. "Mở ra thì tạo suy nghĩ có Chính phủ lo cho rồi thì làm bừa làm ẩu, không khéo làm loạn nền kinh tế. Cái gì cũng có hai mặt, nhưng xem xét mặt lớn hơn, rằng ổn định kinh tế, tính khả thi thì khoanh rõ phạm vi với 3 đối tượng như dự thảo là phù hợp", ông Việt nêu quan điểm.

Nguồn: Pháp Luật Tp.HCM

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала