Việt Nam không có mối quan hệ lịch sử với miền Đất hứa, như nhiều người gọi Israel. Khác với nước láng giềng Myanmar, như được biết, hơn hai nghìn người Do thái đã di cư đến đây từ Trung Đông trong thế kỷ XIX. Và theo dữ liệu của Israel, hiện nay ở Trung Quốc có 45 triệu người mang dòng máu của những người Do Thái, nhờ đó họ có quyền trở thành công dân của Nhà nước Israel. Ở Việt Nam chỉ có khoảng 300 công dân mà Israel có thể gọi "người cùng dòng máu".
Israel giúp Việt Nam đưa vào vận hành các công nghệ hiện đại trong ngành nông nghiệp, y học, tin học, an ninh mạng. Trong số các mặt hàng mà Việt Nam mua ở Israel có các loại vũ khí: súng trường Galil, hệ thống tên lửa phòng không Spyder và Derby, radar ELM. Rõ ràng là Việt Nam cần đến các loại vũ khí đó để tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Các mặt hàng kinh doanh này đem lại lợi nhuận cao cho Israel: ở Đông Nam Á, nhà nước Do Thái đã kiếm được hơn 3 tỷ USD nhờ bán vũ khí.
Trong năm 2014 Việt Nam và Israel đã ký kết thỏa thuận về mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng.
Trong thời gian chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Israel hai bên không thể không đề cập đến các vấn đề nóng bỏng của nền chính trị thế giới. Cả hai quốc gia đều có liên quan đến những cuộc xung đột thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế: đây là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel. Các nhà lãnh đạo Việt Nam (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Nhà nước Israel Rivlin tại trụ sở Trung ương Đảng) khẳng định lập trường của Việt Nam về việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp ở Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng mong muốn sớm có hòa bình tại Trung Đông. Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế và các bên liên quan nhằm thiết lập hòa bình trong khu vực này và tìm kiếm một giải pháp toàn diện, công bằng và bền vững để thành lập một nhà nước Palestine chung sống hòa bình với nhà nước Israel.
Tuy nhiên, theo tôi, những "chuyện vặt vãnh" không thể làm chậm sự phát triển của mối quan hệ song phương. Các quần đảo tranh chấp rất xa Jerusalem, và Hà Nội có rất ít điểm chung với người Palestine.
Ngày 20 tháng 3, trong cuộc gặp với Tổng thống Israel, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác với Israel.