Theo lời bà Hoa Xuân Oánh, Ấn Độ đã bỏ qua những cáo buộc nghiêm túc của Trung Quốc và khẳng định về sự tham gia của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV tại hội nghị quốc tế về Phật giáo do Chính phủ nước này tổ chức. Vấn đề về Đức Đạt Lai Lạt Ma trong những năm gần đây đã trở thành một nhân tố có thể góp phần vào sự suy giảm của mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi. Trước đây, quyết định của Chính phủ Ấn Độ phê chuẩn chuyến đi của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong tiểu bang đông bắc Arunachal Pradesh đã gây ra sự phẫn nộ ở Bắc Kinh. Dự kiến vào đầu tháng Tư, nhà lãnh đạo tôn giáo không chỉ sẽ đến thăm khu vực biên giới, mà còn tổ chức một loạt cuộc họp với các vị đại diện của chính quyền Ấn Độ.
Phía Trung Quốc trong vấn đề này đã hướng sự chú ý đến thực tế rằng, mặc dù nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề Đức Đạt Lai Lạt Ma và sự nhạy cảm của vấn đề biên giới Trung —Ấn, Ấn Độ vẫn không phản đối chuyến thăm tới khu vực nơi có chủ đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. Như Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc phản đối Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm khu vực biên giới. Theo quan điểm của Bắc Kinh, điều đó có thể dẫn đến việc phá vỡ ổn định tại khu vực biên giới Trung-Ấn và làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ xấu đi nghiêm trọng.
Dựa trên những điều này, rõ ràng Đức Đạt Lai Lạt Ma, người từng nói đến việc từ bỏ hoàn toàn hoạt động chính trị, lại quay trở về với chính trị. Điều này tự nhiên làm cho Bắc Kinh tức tối, mối quan hệ của Trung Quốc với nhà lãnh đạo tôn giáo từ lâu đã thường xuyên phức tạp. Ngoài ra, một xu hướng đáng chú ý của một số nước lợi dụng những mâu thuẫn đó, và để tận dụng lợi thế chính trị nhằm tới kết quả sau đó đưa ra lời hứa với Bắc Kinh sẽ thể hiện tính trung lập trong cuộc xung đột này. Tuy nhiên, trò chơi này có thể rất nguy hiểm, bởi vì đối với Bắc Kinh, vẫn như trước đây, khi nói đến Đức Đạt Lai Lạt Ma, họ còn liên tưởng đến chủ nghĩa ly khai, mà mối đe dọa cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc đã luôn luôn được xem xét là vấn đề nghiêm trọng và ở đây không có xu hướng nghiêng về bất kỳ thỏa hiệp nào. Do đó, chính quyền Trung Quốc kêu gọi tất cả các quốc gia từ chối cung cấp cho Đức Đạt Lai Lạt Ma các khả năng để tiến hành hoạt động chính trị nhằm chia rẽ Trung Quốc. Ở đây chính là đang nói về hoạt động chính trị, trong trường hợp này, lĩnh vực tôn giáo trong vấn đề Đức Đạt Lai Lạt Ma bị đẩy xuống hàng thứ yếu.