Đây là ý kiến của các chuyên gia Trung Quốc đã trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Khi tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ và Nga, Nhật Bản hy vọng sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đến nền an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là ý kiến của chuyên gia Jiang Yuechun từ Viện Nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc:
"Hiện nay chính sách đối ngoại của Nhật Bản tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ với Mỹ, phát triển "liên minh quân sự" với Hoa Kỳ. Xét theo mọi việc, cuộc đối thoại theo công thức 2 + 2 với LB Nga cho thấy rằng, trong tương lai Nga và Nhật Bản có ý định thiết lập sự hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực an ninh và các lĩnh vực hợp tác song phương. Khi tăng cường hợp tác với Mỹ và Nga về các vấn đề an ninh, Nhật Bản hy vọng sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đến nền an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương."
"Theo tôi, chính sách đối ngoại của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào sự hợp tác với Hoa Kỳ. Nếu nói về cuộc đối thoại với Nga — định dạng đàm phán "2 + 2", thì mặc dù hai nước đều có ý định phát triển hợp tác kinh tế, nhưng, Nhật Bản sẽ cố gắng sử dụng sự hợp tác này để giải quyết vấn đề lãnh thổ xung quanh Nam Kuril. Và Tokyo sẽ theo đuổi đường lối của Washington trong quá trình giải quyết các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên. Khi đưa vấn đề này ra thảo luận với phía Nga, Nhật Bản cố gắng gây ảnh hưởng đến chính sách của Nga, để đặt nền tảng vững chắc hơn cho sự hợp tác tương lai với Hoa Kỳ".
Theo chuyên gia Jiang Yi từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Hoa Kỳ là bảo lãnh chính cho nền an ninh của Nhật Bản trong khu vực. Quan hệ liên minh với Mỹ giúp tăng cường vai trò của Nhật Bản trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
"Liên minh với Mỹ bảo lãnh cho nền an ninh của Nhật Bản trong cuộc đối đầu với cái gọi là "nguy cơ xuất phát Trung Quốc", và giúp tăng cường ảnh hưởng của Nhật trên trường quốc tế. Nếu nói về vấn đề CHDCND Triều Tiên, thì Mỹ tỏ ra "mất" kiên nhẫn trong việc giải quyết vấn đề này bằng phương tiện ngoại giao. Mỹ có thể dùng vũ lực đối phó Bắc Triều Tiên".
Theo kết quả cuộc gặp ở Tokyo, hai bên đều nhất trí tiếp tục thảo luận về các hoạt động kinh doanh chung trên quần đảo Kuril, hai bên cũng sẽ yêu cầu Bình Nhưỡng không thực hiện những hành động khiêu khích trong khu vực. Tokyo đã khẳng định rằng, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ đến thăm nước Nga vào tháng Tư. Trong khi đó Matxcơva tiếp tục "làm việc để cụ thể hóa các dự án chung đầy hứa hẹn trên cơ sở "Kế hoạch Hợp tác" của Shinzo Abe trong tám lĩnh vực, và chuẩn bị giới thiệu những đề xuất của mình tại cuộc gặp sắp tới vào tháng Tư.