Vị giáo sư nhớ lại một lần đi du lịch châu Âu vào khoảng những năm 1980, ông đã nhìn thấy dòng chữ viết trên tường: "Mỹ xin lỗi vì sự chậm trễ trong các Thế chiến I và II, nhưng ở cuộc chiến tiếp theo chúng tôi (Mỹ) hứa sẽ sửa sai lầm." Một mặt, Harrison cho đó là một câu đùa, nhưng mặt khác dòng chữ ám chỉ rõ ràng sự gia tăng vũ trang của chính quyền Reagan và Chiến tranh Lạnh đang "nóng lên" từng tháng.
Tuy nhiên, châu Âu biết họ đang sống trong an toàn bởi cả Reagan, cả Carter và Bush đều sẵn sàng giúp châu Âu. Theo ông Harrison, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cuộc sống ở phía tây Bức màn sắt cực kỳ bình yên. Khi ấy, Liên Xô cũng như Hoa Kỳ nhiệt thành bảo vệ lãnh thổ của họ nhưng cư xử tôn trọng lẫn nhau và không "lẻn vào sân sau" dưới tên gọi châu Âu.
"Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi các khối sẽ tan rã, khi sự phát triển kỹ thuật và kinh tế làm suy yếu những cấu trúc đã được gây dựng và chúng ta lâm vào một thế giới bị chi phối bởi những đối thủ khu vực <…> — nói cách khác, khi ấy thế giới sẽ trở thành phiên bản mới của châu Âu thế kỷ XVIII," — giáo sư đặt câu hỏi. Nếu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đi theo con đường mà Donald Trump vạch ra, sớm muộn các nước châu Âu sẽ quay lại với truyền thống chủ nghĩa biệt lập, đặc thù của chính sách thời kỳ trước Thế chiến II.