Ông Lý Hiển Long đã từng nói rằng, "chính sách đối ngoại của chúng ta là một sự cân bằng giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lý tưởng".
"Theo tôi, với câu nói này Thủ tướng muốn nói rằng, các nhà ngoại giao Singapore có thể mơ ước nhiều, nhưng, họ phải hành động xuất phát từ khả năng thực sự của một quốc gia nhỏ," — ông Tsvetov viết.
Với nền tảng kinh tế tích cực như vậy, hai bên có tầm nhìn chung về nhiều vấn đề quốc tế. Lãnh đạo của hai nước khẳng định quyết tâm hợp tác xây dựng ASEAN đoàn kết. Việt Nam và Singapore nhất trí xây dựng biển Đông thành khu vực hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và phát triển thịnh vượng, hy vọng vào việc Trung Quốc và ASEAN có thể sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Trong những ngày ông Lý Hiển Long ở thăm Việt Nam, tại Hà Nội đã tổ chức một hoạt động độc đáo — buổi ra mắt bản dịch tiếng Việt bộ sách của cha đẻ "phép lạ kinh tế Singapore" — "Hồi ký Lý Quang Diệu — Câu chuyện Singapore". Cuốn sách này trở thành nổi tiếng trên toàn thế giới, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Nga. Trong cuốn sách này ông Lý Quang Diệu dành nhiều lời ưu ái cho Việt Nam. Điều đó không phải là ngẫu nhiên. Thủ tướng đầu tiên của Singapore đã có mối quan hệ khá chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Việt Nam, ví dụ, với ông Võ Văn Kiệt. Ông Lý Quang Diệu đã chú ý quan tâm đến chính sách "đổi mới" ở Việt Nam, đã tư vấn cho Việt Nam.
Trong cuốn sách này ông Lý Quang Diệu cảnh báo những doanh nhân Việt Nam đang làm những bước đi đầu tiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường: "Nếu người Việt Nam không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng thì sẽ mất tín nhiệm của các nhà đầu tư Singapore." Các doanh nhân Việt đã chú ý đến những lời khuyên của ông Lý Quang Diệu. Chứng tỏ về điều đó là thực tế rằng, trong năm nay Singapore đứng số 1 về khối lượng đầu tư vào Việt Nam.
Đây không phải là chuyến đi đầu tiên mà là chuyến thăm thứ ba của Thủ tướng Lý Hiển Long tới Việt Nam. Mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển rất năng động. Năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa hai nước lên tới gần 20 tỷ USD. (Tức là gấp năm lần so với kim ngạch thương mại của Việt Nam với một quốc gia lớn — LB Nga!).