Các nhà khoa học cảnh báo rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ dẫn đến thực tế là đại dương, bao gồm cả Biển Bắc và biển Baltic, sẽ dâng cao lên đến mức nguy hiểm và một phần bờ biển châu Âu sẽ chìm xuống mặt nước. Với mức độ nóng lên cao như vậy thì lũ lụt có thể xảy ra hằng năm.
Theo Cục trưởng Cục khí tượng và khí hậu Alexandr Kislov, nhiều nước châu Âu chưa sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho sự thay đổi khí hậu, do đó, ngay từ bây giờ họ nên chuẩn bị đối phó trước thảm họa có thể. Chỉ ở Hà Lan đạt được mức đảm bảo bảo vệ cần thiết có thể: Chính phủ đã xây dựng hệ thống cửa đập độc đáo. Một hệ thống tương tự đã được thiết lập tại St Petersburg, do đó bờ biển của Nga cũng không bị lũ lụt đe dọa.
Trong thập kỷ vừa qua ở châu Âu đã xảy ra một số trận lũ lớn. Nguy hiểm nhất là trận lụt năm 2013, khi Latvia, Macedonia và Cộng hòa Séc bị ngập lụt từng phần. Cả Na Uy và Đức cũng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Vào năm 2016, mực nước của các sông Seine, Danube, Rhine và Neckar tăng mạnh gây ngập lụt dọc theo vùng bờ sông. Ở Paris và các vùng lân cận đã phải tuyên bố mức độ nguy hiểm màu cam, và ở các vùng phía bắc nước Pháp, hàng ngàn người dân buộc phải sơ tán.