Liệu giải Nobel Hòa bình có đến với ASEAN?

© AFP 2023 / TANG CHHIN SOTHY ASEAN
ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năm nay đánh dấu chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN.

Thảo luận bàn tròn chủ đề Đối tác đối thoại Nga và ASEAN: Triển vọng hợp tác - Sputnik Việt Nam
Nga và ASEAN: 20 năm mới là sự khởi đầu
Indonesia, Singapore, Philippines, Malaysia và Thái Lan là 5 thành viên sáng lập, còn bây giờ  ASEAN gồm có 10 quốc gia Đông Nam Á với dân số 600 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn bộ các nước ASEAN -  2,4 nghìn tỷ USD. ASEAN xứng đáng được trao giải Nobel Hòa Bình nhờ thành công trong việc duy trì hòa bình và tiến bộ kinh tế, chính trị, xã hội tại khu vực đa dạng bậc nhất thế giới. Đây là ý kiến của các tác giả cuốn sách với tựa đề "The ASEAN Miracle: A Catalyst for Peace" (Phép màu ASEAN: Một chất xúc tác cho hòa bình) vừa được xuất bản ở Singapore, tờ báo «Straits Times» viết. Văn kiện về việc thành lập ASEAN mang chữ ký của một người Phật giáo, một người Thiên chúa giáo, một người Ấn Độ giáo và hai người Hồi giáo. 20 năm sau, yếu tố này mang lại hòa bình và thịnh vượng cho khu vực, bài báo viết. Đặc biệt là, các nhà sáng lập đã có những quan điểm chính trị khác biệt sánh được với sự khác biệt giữa Tổng thống Mỹ Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, đại giáo chủ Khamenei và Thủ tướng Ấn Độ Modi. Bản tuyên bố về sự hợp tác hoà bình giữa 5 nước thành viên đã được trù định là thất bại, nhưng, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã thành công và đã mang đến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực.

Cuốn sách so sánh tình hình ASEAN với tình hình ở Trung Đông. Singapore và Malaysia đã giải quyết thành công một vấn đề mà Israel và Palestine không thể giải quyết được trong nhiều thập kỷ — phân chia một cách văn minh lãnh thổ chung và chung sống hòa thuận với nhau. Và Indonesia với dân số Hồi giáo nhiều gấp bốn lần so với  Ai Cập, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới, đã trở thành một ngọn hải đăng của nền dân chủ. Và tất cả các thành tựu này đã đạt được nhờ vào ASEAN. Đã từ lâu Trung Đông là một khu vực bất ổn bị chiến tranh, trong khi đó khu vực Đông Nam Á trong gần 30 năm nay là một khu vực hòa bình. Nếu so sánh với khu vực Trung Đông thì lịch sử hiện đại của Đông Nam Á cũng không kém phần bi thảm. Đủ để nói rằng, sau Thế chiến II, khu vực Đông Nam Á có số lần bị ném bom nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Theo một số ước tính, các hành động quân sự đã gây ra cái chết của hơn 7 triệu người.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
ASEAN sẽ sống hay chết trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung?
Thế giới phương Tây có thái độ bi quan và lo sợ thế giới Hồi giáo, các tác giả của cuốn sách viết. Donald Trump kêu gọi cấm những người từ các nước Hồi giáo nhập cư vào Mỹ, còn Châu Âu lo ngại về sự xuất hiện của các phần tử Hồi giáo cực đoan trong EU. Dân số Hồi giáo của các nước Đông Nam Á gần như tương đương với dân số của thế giới Ả Rập. Điều đó cho thấy rằng, các nước ASEAN có thể chung sống hòa bình với các nước láng giềng không theo đạo Hồi và thành công phát triển kinh tế, rằng, đụng độ giữa các nền văn minh không phải là một kết cục tất yếu. Các tác giả của cuốn sách về phép màu ASEAN mời trí thức Mỹ và châu Âu thực hiện chuyến hành hương đến Đông Nam Á để tận mặt thấy một khu vực với các nền văn minh khác nhau chung sống hòa hợp và đạt được những tiến bộ.

"Kinh nghiệm của các nước ASEAN là thật sự độc đáo, — ông Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và châu Đại Dương, Viện Đông Phương Học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết. Nhưng, chúng tôi không thể khẳng định rằng, tổ chức này sẽ luôn luôn duy trì sự thống nhất bởi vì nội bộ ASEAN có rất nhiều mâu thuẫn. Một số yếu tố quan trọng đã đảm bảo thành công của ASEAN. Về mặt tư tưởng, khi thành lập tổ chức này, giới cầm quyền đã nhận thức được rằng, cần phải phối hợp nỗ lực để đối phó thành công ý thức hệ cộng sản đang lan rộng trong khu vực. Về mặt kinh tế, vốn Trung Quốc đóng vai trò quan trọng bảo đảm sự thống nhất của ASEAN, ở đây nói không chỉ về vốn đầu tư từ Trung Quốc mà còn về  những người Hoa ở các nước Đông Nam Á. Về mặt địa chính trị, các nước ASEAN cảm thấy áp lực từ phía Trung Quốc và Hoa Kỳ, và nhận thức được rằng, nếu ASEAN bị chia rẽ thì mỗi nước không đứng vững được một mình. Còn có một yếu tố rất quan trọng: cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của ASEAN là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, các nước thành viên không hỗ trợ cho phe đối lập của nước láng giềng, không lợi dụng những điểm yếu của họ, và điều đó mang lại sức mạnh cho toàn bộ tổ chức. Đến nay ASEAN đã gặt hái nhiều thành công đáng kể, nhưng, nếu một trong những yếu tố này bị thay đổi thì điều đó sẽ là một đòn mạnh đánh vào tổ chức, và chúng ta không thể dự đoán liệu ASEAN có thể đứng vững trước những thách thức tương lai", — ông Dmitry Mosyakov nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала