Ông cũng hoài nghi về logic của những cáo buộc chống chính quyền đất nước trong việc sử dụng vũ khí hóa học.
Tại cuộc họp báo ở Damascus, ông Muallem nói rằng quân đội Syria đánh bại những kẻ khủng bố trên tất cả các mặt trận, dẫn đến sự thay đổi vị thế trên trường quốc tế.
"Trong tình huống như vậy, liệu có logic không nếu cáo buộc chúng tôi sử dụng vũ khí hóa học?" — ông Muallem nói.
Hôm thứ Ba, liên minh quốc gia đối lập và lực lượng cách mạng của Syria đã công bố về 80 nạn nhân của các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở tỉnh Idlib, đổ lỗi cho quân đội chính phủ Syria. Bộ Chỉ huy của quân đội Syria đã bác bỏ những cáo buộc này.
Bộ Quốc phòng LB Nga thông báo rằng máy bay Syria tấn công vào kho đạn dược của bọn khủng bố, ở đó có kho dự trữ vũ khí hóa học. Liên Hiệp Quốc và các tổ chức cấm vũ khí hóa học đã bắt đầu điều tra vụ việc.
Sau cuộc tấn công khí gaz lớn nhất hồi tháng 8 năm 2013 ở Đông Guta, ngoại ô Damascus, khi đó theo số liệu khác nhau, có từ hàng trăm đến một ngàn rưỡi người tử vong, Syria bắt đầu tham gia Công ước Cấm vũ khí hóa học. Đây là kết quả thỏa thuận giữa Nga và Hoa Kỳ về việc tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria dưới sự kiểm soát của tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) và ngăn chặn sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳvào nước này. Các nguồn vũ khí hóa học đã được đưa ra khỏi Syria một cách có kết quả, vào tháng 1 năm 2016, OPCW công bố hoàn tất việc loại bỏ các kho vũ khí hóa học trong nước. Với thành tích giải giáp vũ khí hóa học ở Syria, tổ chức OPCW đã được vinh danh giải Nobel Hòa bình vào năm 2013.