Hoạt động kiểm duyệt toàn cầu được thực hiện bởi những công ty chuyên ngành, nhưng bất cứ hãng truyền thông đều có khả năng đăng ký tham gia dự án và sẽ được xác định bằng thuật toán như một nguồn thông tin đáng tin cậy. Danh sách các nhà thẩm định tính xác thực của tin tức đã bao gồm BBC, CNN, The Guardian, The New York Times và 111 hãng khác.
Thông cáo báo chí của Google cho biết, mỗi phút trên mạng xuất hiện hàng ngàn tư liệu mới, còn số lượng các nội dung trực tuyến là "đếm không xuể".
"Đáng tiếc không phải tài liệu nào cũng đúng sự thật và có cơ sở thực tế, làm người dùng khó phân biệt giữa sự thật và hư cấu."
Với mục đích này, vào giữa tháng 10 năm 2016, Google đã công bố chức năng xác thực dữ kiện trong tập hợp tin tức Google News. Khi ấy, tùy chọn này mới dành cho người dùng Google trên iOS và Android tại Hoa Kỳ và Anh.
Theo thông cáo báo chí của Google, sau khi đánh giá hoạt động của hệ thống và nhận thông tin phản hồi từ người dùng cũng như các phương tiện truyền thông, hãng đã quyết định mở rộng phạm vi hiệu lực của xác thực dữ liệu cho toàn bộ truy vấn trong tập hợp tin tức Google News cũng như truy vấn trong công cụ tìm kiếm Google với tất cả các ngôn ngữ.
Bản chất của xác thực dữ liệu trực tuyến như sau: sau khi nhập một nội dung truy vấn vào thanh công cụ tìm kiếm Google hay tập hợp tin tức Google News, bên cạnh tài liệu đã được các nhà báo hay tổ chức đặc biệt tiến hành xác minh sự kiện sẽ xuất hiện dấu Fact Check và nhận xét tương ứng.
Giờ đây, thông tin các web tiến hành xác thực dữ liệu đôi khi sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm sau khi người dùng nhập truy vấn vào Google và Google News. Kèm theo sẽ là nhận xét về truy vấn (ai đã thực hiện) và kết luận xác thực dữ liệu (ví dụ, đúng — sai, thật — không hợp lý).
Google nhấn mạnh rằng xác thực dữ liệu sẽ không có sẵn cho tất cả các truy vấn tìm kiếm. Không những thế, hãng cảnh báo là những nguồn khác nhau có thể đưa ra kết luận khác nhau cho cùng một truy vấn.
Thực tế đáng lưu ý là các bên thứ ba chứ không phải Google tiến hành xác thực dữ liệu. Mục tiêu cung cấp thông tin bổ sung nhằm giúp người dùng có quyết định cân nhắc hơn. Người ta cho rằng, sự khác biệt nhận xét từ các nguồn khác nhau sẽ hỗ trợ người dùng có bức tranh rõ ràng hơn.
"Với cách làm cho người dùng dễ thấy hơn sự kiểm tra sự kiện trong các kết quả tìm kiếm, chúng tôi tin rằng mọi người sẽ có cơ hội phân tích và đánh giá xác thực dữ liệu, hình thành ý kiến cá nhân có cơ sở," — thông cáo cho biết.
Ngoài các trang web chuyên ngành (PolitiFact, Snopes, FactCheck…) bất cứ hãng truyền thông đều có khả năng đăng ký tham gia dự án và sẽ được xác định bằng thuật toán như một nguồn thông tin đáng tin cậy. Đồng thời, họ cần tuân thủ cả một số điều kiện kỹ thuật.
Nếu người dùng hoặc tổ chức nào không đồng ý với sự giải thích cho sự kiện, họ có thể tham khảo nguồn đã công bố tính xác thực hoặc giả mạo của thông tin. Trong trường hợp phát hiện sự vô trách nhiệm hoặc cố ý lợi dụng hệ thống xác thực dữ liệu, Google có thể áp dụng các biện pháp khác nhau với đối tượng vi phạm, kể cả loại khỏi tài nguyên tìm kiếm.
Trước đây, Facebook đã công bố ra mắt tính năng đặc biệt tại 14 quốc gia cũng nhằm giúp người dùng kiểm duyệt và xác thực thông tin.