Chuyện thu nhập của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn luôn là một vấn đề được dư luận xã hội quan tâm và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam(PVN) cũng không phải ngoại lệ.
Vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã có báo cáo phê duyệt quỹ lương thực hiện năm 2016 đối với bộ máy điều hành tập đoàn gửi Bộ Công Thương và Bộ LĐ-TB&XH.
Về phần lãnh đạo PVN, thu nhập của Chủ tịch PVN và Tổng giám đốc PVN đã thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch, lần lượt là 83,5 triệu đồng/tháng và 81 triệu đồng/tháng.
Các phó Tổng giám đốc của PVN cũng có mức lương hiện tại dao động từ 45 đến 51 triệu đồng/tháng, khác xa so với kế hoạch.
Cùng chung tình cảnh này, các thành viên thuộc HĐTV cũng giảm thu nhập, còn 45 đến 49 triệu đồng/tháng, trong khi theo kế hoạch dự kiến 74 triệu đồng/tháng.
Thực tế mức lương này chính là hậu quả của việc giá dầu thế giới giảm, dẫn tới việc khai thác dầu của PVN ở trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn. Những nguyên nhân trên đây giúp chúng ta phần nào hiểu được vì sao thu nhập của Ban lãnh đạo cùng CBCNV của PVN lại không đạt đúng kế hoạch được đề ra. Người lao động ngành dầu khí nói chung, Ban lãnh đạo PVN nói riêng đã đoàn kết, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.
Một ví dụ điển hình là Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP), mặc dù giá dầu giảm, ảnh hưởng tới hoạt động của Tổng công ty nhưng bằng định hướng chính xác, 3 tháng đầu năm 2017, tình hình tài chính của PVEP đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tổng công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch tài chính quý I do PVN giao, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.
Thiết nghĩ, chúng ta cần phải định nghĩa lại rõ ràng từ "khủng" và khi nào nên sử dụng từ này? Không để việc dùng từ ngữ vô tổ chức như hiện nay, và hậu quả của nó thì thật không lường được đối với dư luận xã hội.
Nguồn: VTCNews