Chính quyền Donald Trump chỉ ra vấn đề trong quan hệ với Việt Nam

© AP Photo / Pablo Martinez MonsivaisDonald Trump
Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đã từ lâu nhiều người Việt Nam gọi mối quan hệ Việt-Mỹ là quan hệ hữu nghị.

New York - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phải chịu trách nhiệm về thâm hụt thương mại của Mỹ?
Tất nhiên, nên hoan nghênh quá trình phát triển mối quan hệ song phương của hai quốc gia đã từng chiến đấu chống lại nhau trong cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong nửa cuối thế kỷ XX, nhà bình luận phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết. Như câu tục ngữ Nga nói, một nền hòa bình xấu vẫn tốt hơn so với cuộc tranh cãi nóng. Trong trường hợp với Việt Nam, việc thiết lập mối quan hệ tốt với Mỹ đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi thế, cả về kinh tế và an ninh, và trong lĩnh vực nhân đạo.

Mới đây Tổng thống Donald Trump ra chỉ thị cho Bộ Thương mại và các Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ "săm soi" thâm hụt thương mại với các đối tác nước ngoài. Điều này có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ Việt- Mỹ. Cán cân thương mại và hàng hóa dịch vụ của Hoa Kỳ có thâm hụt 650 tỷ USD. 16 quốc gia đang bị điều tra về thâm hụt thương mại. Trong số đó, Trung Quốc là nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 347 tỷ USD. Nhật Bản,một đồng minh quân sự của Mỹ, đứng thứ hai trong danh sách này với 69 tỷ USD. Đức chiếm vị trí thứ ba với 65 tỷ USD.  Trong danh sách này có cả Việt Nam. Theo tính toán của các trợ lý Tổng thống Trump, Mỹ nhập siêu 32 tỷ USD từ Việt Nam.

Theo giới truyền thông nước ngoài, Tổng thống Trump có thái độ khá nghiêm túc đến vấn đề thâm hụt thương mại. Ông đã đề cập đến vấn đề đó trong cuộc đàm phán với Thủ tướng Đức Merkel, đã nêu lên vấn đề thâm hụt thương mại tại cuộc gặp gần đây ở California với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Donald Trump là một doanh nhân thành công, tiền trong kinh doanh được đếm từng xu, nhưng, ông kém hiểu biết về chính sách đối ngoại. Ví dụ, trong cuộc điện đàm ngày 14 tháng 12 năm 2016 với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, ông đã  nói rằng, ông mong muốn hợp tác với Việt Nam để cùng thúc đẩy quan hệ song phương, rồi ông đã lãng quên về điều đó. Bây giờ ông Trump chỉ nhớ về thâm hụt thương mại với Việt Nam trị giá 32 tỷ USD. Và chúng ta chỉ có thể đưa ra những giả định về việc Mỹ sẽ áp dụng những biện pháp nào để gây áp lực lên Việt Nam với mục đích làm thay đổi cán cân thương mại. Những biện pháp nào sẽ giúp giải quyết vấn đề này? Tôi không biết.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chờ đợi gì từ ông Trump, nhân vật rất khó đoán định

Tuy nhiên, ông Trump hứa sẽ đấu tranh chống việc bán phá giá những  sản phẩm từ nước ngoài được trợ giá hay trợ cấp, tức là, khi các nhà cung cấp nước ngoài bán sản phẩm tại Mỹ với giá thấp hơn thị trường nội địa. Theo tôi, một số đối tác của Mỹ không hài lòng với điều đó.

Trong trường hợp với Trung Quốc, có vẻ như hai bên đã đạt được một thỏa thuận bằng lời nói: Bắc Kinh sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ, mặc dù, theo ý kiến ​​của tôi, điều này khó có thể thay đổi tình hình. Trong trường hợp với Việt Nam, mặt hàng nào xuất khẩu sang Mỹ có thể thay đổi cán cân thương mại?

Có lẽ Tổng thống Mỹ sẽ "tha thứ" cho Việt Nam vấn đề thâm hụt thương mại? Tất nhiên, ông có thể "tha thứ", nhưng, luôn có nguy cơ rằng, vào thời điểm nào đó, ông sẽ coi vấn đề này là một rào cản đối với sự phát triển mối quan hệ Việt — Mỹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала