Việt Nam và Nhật Bản: Kết bạn để chống lại Trung Quốc?

© REUTERS / KhamThủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tàu hộ vệ Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Những ngày Thành phố Hồ Chí Minh tại Osaka, các nhà đầu tư Nhật Bản nhận được sự đối xử tối huệ quốc của Việt Nam - các sự kiện này trong những ngày gần đây cho thấy rõ rằng, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang được mở rộng.

JS Fuyuzuki (DD-118) - Sputnik Việt Nam
Chiến hạm hàng đầu Nhật Bản tới Việt Nam
Trả lời phỏng vấn của hãng Sputnik, nhà chính trị học Nga, GS.TS Vladimir Kolotov nhận xét rằng, mối quan hệ này phục vụ  lợi ích của cả hai nước, nhưng, cũng có thể được đánh giá như tình bạn chống lại Trung Quốc.

"Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Việt Nam, nhưng, Hà Nội vẫn chưa thoát cảnh nhập siêu cao từ Trung Quốc. Để có cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng, Việt Nam đã ký kết hiệp định FTA với hầu hết các khu vực thương mại tự do đang tồn tại trên thế giới, đang mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác. Trong bối cảnh này, mối quan hệ với Nhật Bản đang phát triển rất tích cực, nước Nhật cung cấp cho Việt Nam những khoản đầu tư lớn, xây dựng nhà máy, tạo việc làm. Đối với Việt Nam, Nhật Bản là một tấm gương về sự phát triển thành công theo con đường hiện đại hóa. Mối quan hệ song phương đang phát triển tích cực trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt trong việc xây dựng lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam. Nhật Bản đã cung cấp cho Việt Nam mấy tàu tuần tra, mà điều đó là rất quan trọng bởi vì Việt Nam nên củng cố vị trí của mình trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, tuần tra vùng biển và theo dõi các hành động của Trung Quốc, mà theo ý kiến của Hà Nội, những hành động của Bắc Kinh vi phạm chủ quyền của Việt Nam,"- nhà phân tích lưu ý.

ộ trường Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Kitaoka Shinichi. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam mong muốn chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thêm nhiều vốn ODA
Theo ý kiến ​​của Giáo sư  Kolotov, Nhật Bản muốn phát triển quan hệ hữu nghị với Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và quân sự-kỹ thuật của Việt Nam chủ yếu để làm đối trọng với Trung Quốc. Nhật Bản có những tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Nga, với Trung Quốc và hai miền Triều Tiên. Tokyo có cơ sở để cho rằng, nếu Bắc Kinh dính sâu vào cuộc xung đột lãnh thổ với Việt Nam, thì Nhật Bản sẽ có nhiều cơ hội giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc và bảo vệ lợi ích cho mình, hay nói cách khác — mượn tay người khác để bảo vệ lợi ích của mình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала