Hiện nay, nhiều quốc gia đang cạnh tranh với nhau trong việc thu hút những nhân tài và những người nước ngoài có kỹ năng, có chính sách ưu đãi đối với những người này. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, GS Elena Yakovleva từ Đại học St Petersburg cho biết:
"Ở Mỹ, một thành phần hết sức quan trọng của sự thành công trong lĩnh vực công nghệ cao (high-tech) là những người nhập cư tài năng từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, để đích duy trì việc làm cho người Mỹ, Donald Trump đã ban hành sắc lệnh kéo dài thời gian xử lý hồ sơ thị thực của người dân một số nước, do đó làm giảm làn sóng di cư của các nhà khoa học và kỹ sư. Chắc là Trung Quốc sẽ cố gắng tận dụng chính sách này để thu hút đội ngũ nhân tài nước ngoài. Nhật Bản cũng cố gắng làm như vậy. Nói chung, hiện nay có hàng triệu chuyên gia trình độ cao trong các lĩnh vực CNTT, công nghệ cao, khoa học kỹ thuật, kinh tế và tài chính, giáo dục, bảo vệ sức khỏe, kể cả những nhà khoa học với bằng cấp hàn lâm, đang làm việc cho nước ngoài."
Theo Bộ Lao động Nhật Bản, trong năm 2016 có hơn 1 triệu người nước ngoài làm việc ở nước này. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 2.700 chuyên gia trình độ cao. Phần lớn lao động nhập cư là người Trung Quốc, ở vị trí thứ hai là công nhân từ Việt Nam. Tiếp theo là những người nhập cư đến từ Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và thậm chí từ Hoa Kỳ.
"Các quy định mới nhằm mục đích thu hút lao động có kỹ năng tay nghề cao, đồng thời để kiểm soát làn sóng di cư lao động không có tay nghề. Tuy nhiên, có rất nhiều ngành nghề mà người Nhật không muốn làm: lắp ráp bằng tay tại nhà máy, làm đường nhựa, làm sạch rau, chăm sóc bệnh nhân, vv. Ở đây cũng phải có nguồn nhân lực, vì thế chính phủ Nhật Bản buộc phải tiếp nhận số lượng nhỏ lao động nước ngoài. Chủ yếu là hậu duệ của những người Nhật đã từng di cư sang các nước khác. Mặt khác, Nhật Bản làm theo kinh nghiệm của Mỹ để thu hút chấm xám, đặc biệt trong điều kiện dân số Nhật Bản ngày càng già và tỷ lệ sinh của Nhật Bản ngày càng thấp".
Theo tính toán của các nhà nhân khẩu học Nhật Bản, vào giữa thế kỷ 21, dân số Nhật Bản có thể giảm xuống còn 100 triệu người. Do tỷ lệ sinh thấp, Nhật Bản sẽ thiếu hụt lao động gay gắt, và những người có việc làm sẽ không thể cấp dưỡng đúng mức cho những người nghỉ hưu chiếm 40% dân số. Chính phủ đang nghiên cứu những biện pháp khác nhau để thay thế lao động chân tay bằng robot và để khuyến khích người dân sinh nhiều con. Xét theo mọi việc, một phương sách cuối cùng sẽ là việc hạn chế di cư, nhưng, xã hội Nhật Bản chưa sẵn sàng làm như vậy.