Chuyến công du châu Á của ông Pence diễn ra trùng với giai đoạn khủng hoảng gay gắt nhất xung quanh Bắc Triều Tiên trong những năm gần đây. Hoa Kỳ điều động đến bờ biển bán đảo Triều Tiên nhóm tàu chiến do hàng không mẫu hạm hạt nhân "Carl Vinson" dẫn đầu.
Nhà khoa học chính trị Vladimir Shapovalov, Phó giám đốc Viện Lịch sử và Chính trị của Đại học Sư phạm quốc gia Moskva cho rằng hiện tại sự khoa trương của lực lượng quân sự của Hoa Kỳ là một quá trình rất nguy hiểm. Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông nói:
"Mục tiêu cuộc phô trương lực lượng này không chỉ là chế độ Bắc Triều Tiên, mà cả ban lãnh đạo Trung Quốc. Tất cả các tuyên bố và đe dọa hướng đến CHDCND Triều Tiên, tất nhiên, phải được hiểu là Mỹ sẵn sàng gây sức ép quân sự và áp lực chính trị đối với Trung Quốc, trên thực tế là nhằm "trở lại" vùng Viễn Đông. Trong những thập kỷ gần đây Hoa kỳ đã để cho vị thế của mình trong khu vực bị suy yếu đáng kể, về quân sự, nhất là về kinh tế. Điều đó xảy ra đồng thời với việc tăng cường vị thế của Trung Quốc. Cho nên cuộc biểu dương sức mạnh quân sự hiện nay một phần được Hoa Kỳ thiết kế để khôi phục và củng cố vị thế của mình
Liệu cuộc xung đột xung quanh Bắc Triều Tiên có thể dẫn đến giai đoạn chiến tranh hay không? Vâng, tất nhiên, xét theo vụ "phô trương lực lượng" chống Syria và Afghanistan mới đây, có thể thấy một cách rõ ràng rằng chính quyền Mỹ hiện nay sẽ không dừng lại trước bất cứ điều gì. Do đó, xác suất Hoa Kỳ mở cuộc tấn công vào Bắc Triều Tiên vẫn tồn tại, bất chấp thực tế rằng Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Tôi cho rằng, Washington có thể đi tới một nguy cơ rất lớn như vậy,"- ông Vladimir Shapovalov kết luận.
Đăng ký theo dõi Sputnik Việt Nam trên Facebook để luôn nắm bắt dòng sự kiện mới nhất và không bỏ lỡ nhiều video clip thú vị. Sự quan tâm của các bạn là điều rất quan trọng đối với chúng tôi.