Một câu hỏi nữa cũng được được đặt ra: Ai là nhà tổ chức và "thụ hưởng" chiến thắng được lên kế hoạch của Emmanuel Macron. Nhà báo Vladimir Lepekhin của Sputnik viết về điều này như sau:
Châu Âu chính là một trong những khu vực như vậy. Để dự đoán những kết quả có thể của cuộc bầu cử tổng thống Pháp và bầu cử quốc hội Đức vào mùa thu tới, cần phải hiểu logic của những thế lực hôm nay đang đứng sau Tổng thống Mỹ thứ 45 và các ứng cử viên tổng thống ở Pháp là Macron và Le Pen.
Nhìn thoáng qua, ông Donald Trump gần gũi với bà Marine Le Pen theo nhiều yếu tố. Họ đều là các chính trị gia bảo thủ, bày tỏ sự không khoan nhượng về chính sách người di cư của Washington và Paris, cả hai thường hành động trái với xu hướng chính trị và luồng tư tưởng thông thường. Tuy nhiên, sự giống nhau bề ngoài không có nghĩa sự gần gũi chính trị của những nhân vật này. Nhà báo của Sputnik cho rằng, những thế lực đã đưa Donald Trump lên nắm quyền ở Mỹ đặt cược vào Emmanuel Macron ở Pháp. Vâng, một cựu bộ trưởng kinh tế Pháp và dĩ nhiên là đồng minh của những nhà toàn cầu hóa. Nhưng điều chính yếu — Macron là nhà lãnh đạo yếu đuối. Ông đã lọt vào chiếc lồng của nhóm xuyên quốc gia được nhắc đến bởi dễ bị điều khiển và dễ dự đoán. Trái lại, Marine Le Pen là chính khách độc lập và sẽ khó kiểm soát.
Theo nhà báo của Sputnik, nhóm những nhà toàn cầu hóa đã đưa Donald Trump lên nắm quyền cần "người lãnh đạo dễ điều khiển" ở Mỹ cũng như ở châu Âu. Tuy nhiên, theo họ "ông chủ" (hay đúng hơn là người quản lý hàng đầu) của châu Âu phải là Đức. Chính vì vậy các nhà toàn cầu hóa đã chọn chính trị gia yếu đuối ở Pháp và các quốc gia châu Âu khác.
Còn ở Đức, họ sẽ kỳ vọng vào nhân vật "mạnh mẽ" nhưng có thể điều khiển được. Giới toàn cầu hóa dễ dàng quản lý EU và khu vực đồng euro thông qua Berlin hơn là bằng đám đông các quan chức ở Brussels nơi các sứ giả cứng đầu từ Đông Âu sở hữu "tiếng nói có trọng lượng". Theo nhà báo của Sputnik thì thủ lĩnh "tương đối mạnh mẽ" của Đức sẽ lại là bà Angela Merkel, người dường như đã thay đổi định hướng chính trị từ thân Obama sang thân Trump.
Đối với Brexit, ý tưởng của những người tổ chức nó là rút London khỏi EU để Anh dẫn đầu một hiệp hội xuyên khu vực trong tương lai xung quanh đồng bảng. Hai thủ lĩnh — Berlin và London — trong một EU là quá chật chội…
Vladimir Lepekhin kết luận, đã từ lâu các nhà toàn cầu hóa tìm cách loại bỏ những chính trị gia độc lập, thực sự mạnh mẽ, khó kiểm soát ở châu Âu. Trước kia, việc loại bỏ diễn ra thông qua các cuộc đảo chính, vùi dập sự nghiệp chính trị hoặc thậm chí thủ tiêu. Giờ đây, cái gọi là "quyền lực mềm" hoạt động trơn tru hơn dưới sự điều khiển của các nhà toàn cầu hóa. Cử tri các nước khác nhau đang tự nguyện lựa chọn lãnh đạo chính trị do nhóm toàn cầu hóa "chống lưng" hoặc ràng buộc từ bên ngoài. Có lẽ EU ngày nay đang ngày càng qui phục một "Vatican mới" tuyên xưng tư tưởng toàn cầu hóa.