Đối với các chỉ số thành phần cốt lõi, Việt Nam đứng đầu thế giới về quy mô lực lượng dự bị động viên, xếp thứ 16 về số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực, hạng 8 về số lượng pháo xe kéo, thứ 7 về pháo phản lực phóng loạt, hạng 7 về pháo tự hành, thứ 34 về không quân và thứ 37 về sức mạnh hải quân.
Hiện tại chưa rõ có sự thay đổi nào trong công thức tính của tổ chức Global Firepower hay không, tuy nhiên số quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát đã tăng thêm 1, từ 126 lên thành 127.
Vị trí mới của Việt Nam trong bảng xếp hạng chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu được Global Firepower công bố hôm 25/4/2017
Quốc gia đứng thứ ba ASEAN về chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu là Thái Lan với điểm PwrIndx là 0,4061; tăng nhẹ so với 0,4068 của năm 2016, nhưng lại bị tụt từ hạng 20 xuống 21.
Điểm đáng chú ý nữa là top 10 năm nay không có sự thay đổi, mặc dù chỉ số của các cường quốc quân sự hàng đầu không đứng yên.
So sánh với năm 2016 (trong ngoặc), điểm PwrIndx của họ lần lượt là: Mỹ 0,0891 (0,0897); Nga 0,0963 (0,0964); Trung Quốc 0,0977 (0,0988); Ấn Độ 0,1663 (0,1661); Pháp 0,2001 (0,1993); Anh 0,2198 (0,2164); Nhật Bản 0,2227 (0,2466); Thổ Nhĩ Kỳ 0,2614 (0,2623); Đức 0,2634 (0,2646); Italy 0,2772 (0,2724).
Những yếu tố đó bao gồm tài nguyên, tài chính, sức mạnh Hải — Lục — Không quân, hậu cần, dân số… cho nên dẫn tới một vài nước như Iran (20), Australia (22) hay Triều Tiên (23) không được đánh giá cao.
Tuy nhiên cũng cần nhắc lại một lần nữa là bảng xếp hạng chỉ số sức mạng quân sự toàn cầu của Global Firepower không phải một kênh thông tin chính thống, nó chỉ đơn thuần mang ý nghĩa tham khảo.
Nguồn: Global Firepower, Thời Đại