Vào ngày Chủ nhật vừa qua đã kết thúc giai đoạn đầu của cuộc thám hiểm Nga-Việt, nghiên cứu các cửa sông và những đối tượng trong vùng nước lợ ở miền tây-nam Việt Nam. Cuộc thám hiểm được tổ chức trong khuôn khổ khoản tài trợ chung của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Chi nhánh Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
"Trong vòng một tuần lễ đội tìm hiểu về các sinh vật cửa sông ở vùng ven bờ biển phía tây-nam Việt Nam và một số đối tượng nước ngọt còn ít được nghiên cứu ở lưu vực sông Mekong. Tại mỗi điểm đã lấy mẫu nước và trầm tích, mẫu thực vật thủy sinh và nhuyễn thể để phân tích đời sống của chúng với hiện diện thuốc trừ sâu và kim loại nặng. Đã thu được sưu tập độc đáo các động vật nhuyễn thể dưới nước và ốc trên cạn, trong đó một số loài được ghi nhận lần đầu tiên đối với Việt Nam. Ngoài ra, trong hệ thống hang động ở hòn Phụ Tử, nằm gần mũi biển Hòn Chông lần đầu tiên phát hiện loại động vật thân mềm từ gia đình Diplommatinidae với chiếc vỏ không màu và cực kỳ tinh tế", — thông báo cho biết.
Các nhà khoa học ghi nhận rằng phần cơ thể phía trước của sinh vật này có khả năng phát ra ánh sáng trắng nhạt. Đây là lần đầu tiên khi nghiên cứu khu vực này phát hiện tính đa dạng cao của ốc trên cạn.
Kết qủa cuộc thám hiểm này sẽ được công bố trong hội nghị quốc tế ở Nha Trang vào tháng Chín năm nay.