Tự hào trình độ người Việt được khẳng định ở tầm thế giới

© Ảnh : Facebook / SanhChau PhamPhạm Sanh Châu
Phạm Sanh Châu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dù có trúng cử hay không trúng cử thì việc ông Phạm Sanh Châu tự tin ra ứng cử vào vị trí TGĐ UNESCO là đáng ngưỡng mộ.

Thể hiện trình độ người Việt

Những ngày vừa qua, truyền thông liên tục cập nhật về hành trình "chạy đua" vào vị trí Tổng giám đốc UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc) của Đại sứ Phạm Sanh Châu — Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Đặc phái viên của Thủ tướng về các vấn đề UNESCO.

Đại sứ Phạm Sanh Châu tại buổi họp báo - Sputnik Việt Nam
Chúc mừng ông Phạm Sanh Châu vào vòng ba tuyển Tổng Giám đốc UNESCO
GS.TS Nguyễn Văn Huy — nguyên Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam cho biết: "Tôi thấy đây là một việc làm tuyệt vời, phù hợp với khả năng, năng lực của Đại sứ Phạm Sanh Châu. Cả cuộc đời ông gắn liền với ngành ngoại giao, với vấn đề văn hóa và rất nhiều vấn đề liên quan tới UNESCO, nên bản thân ông vốn là người rất am hiểu, rất say mê về văn hóa.

Tôi nghĩ rằng nếu ông Phạm Sanh Châu trúng cử vị trí này thì rất tuyệt vời với đất nước. Đây sẽ là lần đầu tiên Việt Nam có người tham gia vào vị trí điều hành công việc rất quan trọng của UNESCO về văn hóa, giáo dục, khoa học.

Tuy nhiên, phải nói rằng, dù có trúng cử hay không, việc ông Phạm Sanh Châu tự tin ra ứng cử vào vị trí này cũng chứng tỏ sự phát triển rất mạnh của những người làm công tác ngoại giao, những người làm công tác văn hóa.

Bởi vì việc trúng cử hay không trúng cử còn là sự cân bằng giữa nhiều việc, nhưng lọt vòng 3 chỉ có 9 người cũng đủ thấy sự ảnh hưởng này có giá trị lớn. Đồng thời, có được một sự khẳng định mình, cả về công việc, nghề nghiệp, phẩm chất ngang tầm thế giới".

Bên cạnh đó, theo ông Huy, khi người Việt lần đầu tiên ra tranh cử, nó đặc biệt và thể hiện trình độ người Việt Nam.

Ảnh hưởng tầm quốc tế

Phạm Sanh Châu - Sputnik Việt Nam
Đại sứ Phạm Sanh Châu - Người Việt đầu tiên ứng tuyển TGĐ UNESCO là ai?
Ở một góc độ khác, theo vị chuyên gia trên, ông không nghĩ khi đại sứ Phạm Sanh Châu trúng cử thì có lợi cho Việt Nam trong việc bảo tồn và công nhận các di sản. Quan trọng nhất phải là với chức vụ đó thì ông Phạm Sanh Châu đóng góp cho lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học trên tầm quốc tế nhiều hơn, tốt hơn. Thông qua đó, thế giới thấy được vai trò của người Việt Nam đối với quốc tế.

"Chúng ta đã có một con người như thế, dám ra ứng cử, được sự tín nhiệm của quốc tế, lọt vào tiêu chuẩn danh sách 9 người ứng cử. Trước đây Tổng thư ký UNESCO là một người Bulgari, một đất nước không lớn, hay Hàn Quốc, Nhật Bản…đất nước ta trong bối cảnh hiện nay đã đào tạo, gây dựng được con người có trí thức, hiểu biết về khoa học, giáo dục, tham gia điều hành cả quá trình của thế giới, đó là điều hay nhất. Ở đây đừng nghĩ đến việc ứng cử hay không ứng cử, câu chuyện dám ra ứng cử, đứng trước hội đồng trả lời câu hỏi một cách thông minh, mang lại niềm vinh hạnh cho quốc gia là đáng trân trọng", ông Huy nhấn mạnh.

Cũng đưa quan điểm, một vị chuyên gia khác nghiên cứu UNESCO cũng cho biết:

"Có 2 lý do mà đại sứ Phạm Sanh Châu ra ứng cử: một là, quốc gia có yêu cầu tìm người xứng đáng đưa vào; hai là, người đó tự thấy mình có khả năng thì ứng cử. Tuy nhiên, việc ứng cử vào các vị trí trong UNESCO rất cẩn trọng, khó khăn, các ứng cử viên phải trải qua nhiều vòng, trong đó có xét cả đóng góp của cá nhân, của đất nước nơi cá nhân ứng cử vào sự nghiệp của UNESCO ra sao. Chính vì thế con đường đến với chiến thắng cũng rất gian nan, khó khăn".

 

Đại sứ Phạm Sanh Châu được cộng đồng Pháp ngữ ủng hộ

12h trưa (giờ Paris, Pháp) ngày 28/4, ông Phạm Sanh Châu, trợ lý bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đã tiếp tục một vòng thi phụ với các thành viên thuộc cộng đồng Pháp ngữ.

Đây là một trong các cuộc thi cho vị trí tổng giám đốc UNESCO tại trụ sở UNESCO ở Paris.

Trao đổi với báo chí qua điện thoại sau cuộc thi, ông Phạm Sanh Châu cho biết vụ trưởng Vụ pháp ngữ của Bộ Ngoại giao Pháp đã có lời ngợi khen phần trình bày bằng tiếng Pháp của Ứng cử viên người Việt Nam bên cạnh các thông tin tìm cách phát triển tiếng Pháp và gắn kết, trao đổi văn hoá Pháp.

Trong phần trình bày và trả lời 9 câu hỏi của mình trong 60 phút, ông Châu cho biết nếu trở thành Tổng giám đốc UNESCO, ông sẽ yêu cầu sử dụng nhiều tiếng Pháp hơn trong các văn bản, lời phát biểu. Tiếng Pháp cũng là điều cần ưu tiên khi tuyển dụng nhân sự. Tăng cường hợp tác giữa tổ chức Pháp ngữ trong UNESCO và các tổ chức bên ngoài.

Ông Châu cho biết tuy là vòng thi phụ nhưng lại khá quan trọng vì nó là căn cứ để 58 thành viên Cộng đồng Pháp ngữ đánh giá xem tiếp tục có thể bỏ phiếu cho Đại sứ Phạm Sanh Châu cho chức vụ Tổng giám đốc UNESCO hay không.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала